24/05/2005 06:04 GMT+7

Chợ... bom

VŨ TOÀN - TRẦN CẢNH YÊN
VŨ TOÀN - TRẦN CẢNH YÊN

TT - Âm thanh chát chúa đầu tiên dội vào tai tôi là tiếng đục bom phát ra từ hàng loạt cây búa liên tiếp nện vào những cái đục sắt. Anh bạn đồng nghiệp bảo tôi: “Họ đang đục lấy thuốc trong vỏ bom trước khi đem đi bán, nguy hiểm lắm, đừng vào”.

Phóng to
Đục bom gỉ để lấy thuốc - Ảnh: Trần Cảnh Yên
TT - Âm thanh chát chúa đầu tiên dội vào tai tôi là tiếng đục bom phát ra từ hàng loạt cây búa liên tiếp nện vào những cái đục sắt. Anh bạn đồng nghiệp bảo tôi: “Họ đang đục lấy thuốc trong vỏ bom trước khi đem đi bán, nguy hiểm lắm, đừng vào”.

Tôi đang lưỡng lự thì Ch. - nhân công trẻ của một đại lý phế liệu thuộc khối Nam, xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu (Nghệ An) phơi lưng trần dưới nắng đang ra sức nện búa - nói: “Không việc chi mô. Hàng này qua tay cửu vạn đi lùng sục trong rừng Lào rồi khiêng vác về qua bao nhiêu đại lý mới đến đây, lại được bọn tui xem kỹ trước khi mua nên làm gì có chuyện bom nổ mà hãi”...

Mỗi nhà một chợ

Khi chúng tôi cúi xuống nhìn quả bom hình trụ đã được các tay thợ đục rỗng ruột đang nằm im như một con thú dữ bị khóa mõm thì Ch. giới thiệu: “Đây là quả bom tấn, vỏ thép dày cỡ 15cm nhưng là bom tịt. Ngòi nổ được tháo từ bên Lào rồi. Bọn tui đã moi hết thuốc ra trước khi bán cho đại lý. Đây là cái chợ nhỏ mà”.

Cả quyết vậy nhưng Ch. lại nói: “Lâu lâu gặp quả nào nghi ngờ là bọn tui trả lại cho người bán hoặc báo cho ông chủ rồi nâng bom như nâng trứng cho vào một đống ở cách xa khu vực dân cư”.

Vừa lúc ấy tiếng còi inh ỏi vang lên báo hiệu có xe đến nhập hàng. Cả tốp thợ ùa ra cổng đón chiếc xe tải chất đầy những bì phế liệu mới về. Vừa ra đến xe, Ch. đã hỏi: “Chuyến này có bom, đạn gì không mấy sếp?”. Bác tài xế cười, chỉ tay lên phía thùng xe.

Thoáng chốc hàng chục cửu vạn có mặt chờ lệnh bốc hàng xuống bãi. Trong số cửu vạn có cả những em 14-15 tuổi đội nón lá rách bươm, dáng vẻ lam lũ. Tưởng chúng tôi đi mua bom về làm kẻng, một em nhanh nhảu nói: “Các chú muốn mua bom tấn về làm kẻng thì phải tới chợ của ông Hưng “phế liệu...”.

Chúng tôi dong xe dưới trời nắng chang chang đến ngay chợ bom của Hưng “phế liệu”. Hóa ra đây là một trong số những trung tâm buôn bán phế liệu cỡ lớn ở khu vực Bắc Trung bộ. Ông chủ xưởng năm nay mới ngoài 30 tuổi nhưng nổi danh là người giàu có nhất làng nhờ nghề nung phôi thép từ năm 1997.

Khi chúng tôi đến thấy khá đông thợ bắt đầu vào việc. Người lựa sắt, người điều khiển máy ép sắt, người gia cố nâng cấp lò nung. Phía cuối xưởng, một đám thợ đang xúm lại để xoay vần từng quả bom mới mua.

Phóng to
Thợ nung gánh bom tạ vô lò - Ảnh: Vũ Toàn
Giữa đống phế liệu nóng hôi hổi, T. cong lưng cố sức kéo đầu một quả bom lên, nói: “Đây là một trong 15 chợ lớn nhất khu vực Diễn Châu. Dân sắt vụn khắp nơi trong huyện không có lò nung phải đem hàng đến đây nhập vì ở đây có lò nung đạt năng suất xấp xỉ 10 tấn phôi/ngày. Ở đây có đủ các loại sắt vụn nhưng bọn tui mê nhất là bom, rồi đến các loại đạn”.

- Sao lại mê bom? - tôi hỏi.

- Chất lượng lắm! Nó không cồng kềnh mà lại đặc sắt.

- Bom này cũng đưa vào lò nung?

- Nung tất. Những loại bom dưới 2 tạ có đường kính dưới 40cm, dài 2m đều đút lọt vô lò. Riêng bom tấn có đường kính gần 50cm thì phải dùng máy hàn oxy để cắt ra. Các anh không biết chớ ở đây người ta từng cắt cả xe tăng gỉ đem bán đấy...

Đối mặt tử thần

Đi trong làng phế liệu tôi mới hay trước năm 1980 dân làng Diễn Hồng còn nghèo xơ. Mỗi năm cày cấy hai vụ lúa xen vụ mùa bắp cải, ngô, lạc sống đắp đổi qua ngày.

Ngày ấy cả làng chạy đi tìm đồ đồng nát, sắt vụn, kể cả mảnh nilông rách, mẩu nhựa nát mỗi khi nghe tiếng rao của bà Chấm vọng vô làng: “Ai đồ đồng, sắt vụn, nilông đổi xoong nồi, lược chải đầu, kẹp tóc... không...”.

Bà Chấm quê ở ngoài Bắc, là người đầu tiên “thổi” vào làng nghèo Diễn Hồng cái không khí đi gom nhặt sắt thép vụn vứt bừa bãi khắp mọi xó xỉnh trong thôn xóm về đổi kẹp tóc, lược chải đầu, xoong, nồi...

Phóng to
Đưa vỏ bom vào lò Ảnh: .T.C.Yên

Dần dần làng trở thành làng phế liệu với hàng chục cái chợ sắt, chợ bom và hàng trăm hộ chiếu sang Lào đi săn lùng bom, đạn phế liệu. Nhiều người trong làng có cơ hội giàu lên.

Không thiếu những chàng thanh niên thôn quê lam lũ thi trượt đại học không biết xoay trở làm gì đành đem sức lực vật lộn với cái nghề này và đã nhanh chóng trở thành những ông chủ có hàng tỉ đồng tiền vốn.

Nhờ những ông chủ trẻ của làng mà hàng ngàn người dân có công ăn việc làm. Nhưng nỗi lo vẫn cứ canh cánh quanh làng, bởi “biết đâu sau tiếng đục bom, đục đạn một tiếng nổ ác nghiệt nào đó bất ngờ dội lên sẽ cướp đi sinh mạng của bao người. Đã có quá nhiều vụ do ghè đục bom, đạn lấy thuốc nổ mà gây tai nạn thảm khốc” - một cụ già trong làng Diễn Hồng nói vậy.

Nhiều người vẫn nhắc lại vụ sập lò gần đây chỗ Hưng “phế liệu”. Hôm ấy thợ đã để lọt một số kíp vô lò, kíp phát nổ làm lò sập ngay. Rất may chỉ vài người bị thương nhẹ. Đứng nhìn lò nung rực đỏ lửa điện chúng tôi bỗng thấy sờ sợ.

Thấy vậy, tốp thợ bỗng dừng tay, nói: “Dù biết hằng ngày đối mặt với tử thần thật đấy nhưng anh em không thể bỏ nghề. Bởi giờ mà đi cày bừa thuê, gặt thuê thì đến khi bán được hạt thóc họ mới trả công cho mình. Còn làm ở đây mỗi tháng cũng kiếm được triệu hơn, triệu kém. Cứ xong việc là có tiền tươi”.

Rời tốp thợ đang đứng nung bom chúng tôi tới ủy ban xã Diễn Hồng. Ông Trần Văn Tấn, chủ tịch xã, cho biết: “Từ mười năm trước, khi xã rộn lên cảnh kẻ bán người mua bom, đạn để nung hoặc để bán, chính quyền xã đã họp bàn với cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cử cán bộ chịu trách nhiệm nhắc nhở hơn 100 đại lý, đặc biệt các lò nung thép bằng nguyên liệu bom, đạn.

Qui định của xã nêu cụ thể: “Nếu ai mua phế liệu là bom, đạn có thuốc hoặc có kíp nổ sẽ bị phạt trong vòng 500.000 đồng. Nếu ai vi phạm lần hai sẽ bị hạ biển, đình chỉ buôn bán”.

Tuy vậy, hiện tốc độ mua bán phế liệu vẫn tăng cao với lưu lượng 10-15 xe tải/ngày, mỗi xe vận chuyển 30-40 tấn, trong đó có không ít bom, đạn các loại khắp nơi dồn về. Từ Diễn Hồng phong trào buôn bán phế liệu lan sang các xã trong huyện, đặc biệt xã Diễn Tháp với 1.000 hộ chiếu đi Lào cho nên việc cảnh báo tai nạn tiếp tục được xã tăng cường, theo dõi sát sao.

Cũng theo ông Tấn, vụ ông Kh. ở khối Bắc Hồng dùng dao đẽo quả đạn cối để lấy chì và thuốc khiến quả đạn phát nổ làm đứt cả bàn tay được xem là bài học với tất cả những ai hành nghề nung bom trong làng phế liệu.

VŨ TOÀN - TRẦN CẢNH YÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Còn nhớ năm 1978, hàng trăm ngàn tấn lúa suýt mất trắng trong đại dịch rầy nâu nhưng may mắn vượt qua được.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Khi có người hỏi liệu bùa yêu có hiệu nghiệm, Quỳnh đáp thẳng: "Toàn phải trao đổi tình dục với chi phí cao".

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Với chủ trương "phải có không gian lớn để phát triển", tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar