13/01/2012 01:55 GMT+7

Chiêm ngưỡng rồng trên cổ vật

HÀ HƯƠNG
HÀ HƯƠNG

TT - Rồng trên cổ vật là triển lãm chuyên đề mở đầu năm rồng 2012 của Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội).

Phóng to

Với khoảng 60 hiện vật có niên đại từ văn hóa Đông Sơn đến giai đoạn đầu thế kỷ 20, triển lãm khắc họa rõ nét sự thay đổi tư duy về hình tượng rồng trong văn hóa, tín ngưỡng của người Việt suốt hơn 20 thế kỷ qua. Rồng được khắc trên đủ loại chất liệu như: đồng, đá ngọc, đất nung, gỗ, gốm men, giấy...

Sớm nhất là chiếc giáo và rìu đá trang trí đôi giao long từ thời văn hóa Đông Sơn (cách nay 2.000-2.500 năm). Đây được coi là những hiện vật quý hiếm cho thấy hình tượng rồng (giao long) xuất hiện rất sớm trong sinh hoạt của người Việt cổ. Hình tượng rồng với những nét chạm đơn giản nhưng tinh xảo cũng xuất hiện trên miếng ngọc màu ngà xám từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 3.

Bước vào thế kỷ 11, rồng có mặt trong các công trình kiến trúc đến các vật dụng trang trí hằng ngày như chén bát. Từ đây, rồng trở thành linh vật biểu trưng của vua chúa, gắn liền với đời sống hoàng tộc từ thời Lý đến thời Nguyễn. Thời Nguyễn, từ các loại ấn, kinh sách đến vật dụng trong cung đình như ấm chậu, đỉnh... đều được trang trí hình rồng rất tinh xảo.

Đặc biệt, một trong những hiện vật gây chú ý là chiếc ấn “Khâm văn chi tỉ” được đúc bằng vàng có quai tượng hình rồng. Ấn có từ năm Minh Mạng thứ 8 (1827) và dùng để đóng lên các văn bản liên quan đến văn hóa, cầu hiền sĩ, làm sách, mở khoa thi. Ngoài ra, hiện vật khắc hình rồng độc đáo như chuông chùa Vân Bản (thế kỷ 13-14) được tìm thấy vào năm 1958 tại Đồ Sơn (Hải Phòng) - nơi Phật giáo phát triển rất mạnh vào thời Trần.

Hình tượng rồng cũng thể hiện sự thay đổi về cảm quan thẩm mỹ, trình độ tạo tác, tín ngưỡng và văn hóa của người Việt. Rồng thời Lý với mình trơn, thân uốn cong nhiều vòng uyển chuyển, mềm mại và nhỏ dần về phía đuôi. Rồng thời Trần uy nghi đường bệ, xuất hiện cặp sừng và đôi tay. Rồng thời Lê được thể hiện trong nhiều tư thế khác nhau: rồng tượng trưng cho quyền uy với thân lượn hai khúc lớn, chân có năm móng sắc nhọn quắp lại dữ tợn.

Rồng thời Trịnh - Nguyễn không chỉ đứng đầu trong bộ tứ linh mà còn được nhân cách hóa, đưa vào đời thường như hình rồng mẹ cùng bầy rồng con quây quần; rồng đuổi bắt mồi, rồng trong cảnh lứa đôi. Rồng thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng; rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ thọ, rồng chầu mặt trời, chầu hoa cúc, chầu chữ thọ...

Triển lãm chính thức khai mạc sáng 12-1 tại số 1 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội và sẽ diễn ra đến lúc có thông báo tiếp theo của bảo tàng.

HÀ HƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại thời khắc Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam 30 năm trước

Hình ảnh Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam ngày 11-7-1995 tại Nhà Trắng lưu giữ trong Thư viện Tổng thống Bill Clinton cùng bản tuyên bố lần đầu được trưng bày tại Việt Nam.

Xem lại thời khắc Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam 30 năm trước

Vinh danh di tích quốc gia đặc biệt Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Tỉnh Khánh Hòa tổ chức đón nhận bằng chứng nhận Tháp Bà Ponagar Nha Trang là di tích quốc gia đặc biệt.

Vinh danh di tích quốc gia đặc biệt Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Hàn Quốc quảng bá hình ảnh quốc gia quá thành công, Việt Nam học được gì?

Nếu như trước đây người Hàn Quốc thường phải nghe từ người nước ngoài những câu hỏi họ không thích như ‘Hàn Quốc ở đâu?’, thì nay họ thường được nghe ‘Chúng tôi đã nghe BlackPink và xem Squid game rồi’.

Hàn Quốc quảng bá hình ảnh quốc gia quá thành công, Việt Nam học được gì?

Cơm gà Hải Nam không cần thêm nước xốt vẫn ngon, luyện tập tạo nên hoàn hảo

Cơm gà Hải Nam ngon nổi tiếng khắp châu Á. Làm sao để nấu món cơm trứ danh này?

Cơm gà Hải Nam không cần thêm nước xốt vẫn ngon, luyện tập tạo nên hoàn hảo

Đường trùng tên ở TP.HCM tăng mạnh sau sáp nhập

TP.HCM đang có nhiều tuyến đường trùng tên, gây khó khăn trong quản lý và sinh hoạt. Các chuyên gia đề xuất giải pháp, nhấn mạnh cần hạn chế ảnh hưởng đến người dân.

Đường trùng tên ở TP.HCM tăng mạnh sau sáp nhập

Thu hồi văn bản trưng dụng biệt thự cổ di tích lầu Bảo Đại tại Nha Trang cho lãnh đạo sở, ngành ở

Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa đã thu hồi văn bản liên quan việc trưng dụng căn biệt thự tại lầu Bảo Đại (tỉnh Khánh Hòa) làm nhà ở công vụ sau khi sáp nhập.

Thu hồi văn bản trưng dụng biệt thự cổ di tích lầu Bảo Đại tại Nha Trang cho lãnh đạo sở, ngành ở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar