13/11/2014 09:13 GMT+7

​Chiếc khăn con tặng cô

HẢI ANH
HẢI ANH

TT - Nhớ 20-11 năm ngoái, cũng như bao phụ huynh khác, gần đến ngày nhà giáo Việt Nam tôi lại lo sốt vó vụ quà cáp cho thầy cô của con, nhất là dạo đó con rất ít khi được điểm cao.

Tặng hoa chúc mừng cô nhân ngày 20-11

Tôi đã nghĩ đến việc cô giáo làm khó con vì vợ chồng tôi vốn không chú trọng “đi lễ thầy” như nhiều cha mẹ khác. Khi nghe con kể rằng cô vừa xếp con xuống bàn sau, tôi khẳng định chắc chắn con mình bị ghét rồi.

Mặc dù con bảo rằng con cao hơn các bạn nên cô xếp ngồi sau để nhường cho bạn Trang bị cận thị lại thấp bé hơn ngồi trên, thế nhưng tôi vẫn không mấy yên tâm.

Thi thoảng cô lại gọi điện nhắc nhở chúng tôi việc con trai rất hay nói chuyện riêng trong lớp và nhầm lẫn khi soạn sách vở.

Con trai thanh minh: “Tuy cô la con nhưng cô thương con lắm”, tôi đã nghĩ rằng con còn quá ngây thơ, chưa hiểu chuyện.

Sát ngày 20-11, con về mè nheo: “Con thấy trời lạnh cô rất hay bị ho, con muốn tặng cô chiếc khăn quàng cổ mẹ à”.

Tôi véo má con: “Thời nào rồi mà con còn muốn tặng cô món quà bình dị, rẻ tiền như thế? Có khi cô lại chê con lạc hậu đấy. Cô không thích khăn đâu, cô chỉ thích tiền thôi”.

Con vẫn bảo thủ: “Mẹ không biết thì thôi, cô giáo con tốt bụng lắm. Con sợ cô bị lạnh sẽ bị ốm, không đến lớp để dạy chúng con được, con muốn tặng khăn cho cô giữ ấm cổ”.

Trước lý lẽ của con, tôi đồng ý mua chiếc khăn mà con trai thích nhưng vẫn âm thầm nhét tiền vào phong bì kẹp trong hộp quà để con đem lên tặng cô.

Sáng 20-11, không chỉ con mà các bạn trong lớp đều đem quà đến tặng cô. Người thì cuốn tập, người thì cây bút, người thì chiếc áo, người thì bó hoa và phần lớn đều được bố mẹ kẹp sẵn phong bì để các con lên “tặng” cô giáo.

Cô giáo biết tâm lý phụ huynh đều rất chu đáo nên đã công khai nhận quà, mở quà ngay tại lớp và hoàn trả phong bì để học trò đem về cho phụ huynh.

Tôi còn nhớ rõ hôm ấy con về khoe: “Mẹ đã sai nhé, cô chỉ nhận khăn của con tặng và trả lại phong bì cho mẹ này”. Con vừa nói vừa đưa chiếc phong bì tôi gói ghém cẩn thận trong hộp quà. Tôi hỏi: “Thế khi nhận quà cô bảo sao?”.

Con hào hứng kể: “Khi con tặng quà con có nói rằng con biết cô hay bị ho khi lạnh nên tặng cô chiếc khăn cho ấm cổ ạ. Nghe con nói vậy, cô xúc động ôm con vào lòng rồi nói lời cảm ơn.

Cô bảo rằng cô rất vui vì sự tinh tế của Long Hải, cô xin nhận chiếc khăn, còn phong bì này con đem về gửi bố mẹ, bảo là cô đã nhận tấm lòng của bố mẹ Long Hải rồi”.

Tôi thộn mặt ra, hóa ra mình đã sai thật khi tặng cô chiếc phong bì. Hóa ra phụ huynh chúng ta nhiều khi cứ “đánh đồng” thầy cô. Tôi thật sự mừng vì con được học cô, thật mừng vì con tinh tế, sống tình cảm.

Đúng là quà tặng không bằng cách tặng. Là người mẹ mà tôi không tinh tế, chu đáo bằng con. Trong mắt con, cô rất hay ho, con sợ cô bị lạnh. Một chiếc khăn quàng cổ ấm áp giữa trời đông Hà Nội mà con trai tặng cô là bài học tôi nhớ mãi.

HẢI ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Dưới sân trường, cô giáo hỏi học sinh có thích đọc sách không. Kỳ lạ thay, không em nào trả lời. Hỏi nhỏ một em, em bảo: 'Em sợ trả lời sai bị phạt'.

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường.

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar