02/05/2024 05:45 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chi bảo hiểm y tế tăng bất thường gần 4.000 tỉ, người bệnh có lợi?

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, quý 1 vừa qua chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng bất thường so với cùng kỳ năm ngoái, nhiều tỉnh tăng trên 20%, với tổng chi tăng gần 4.000 tỉ đồng.

Bệnh nhân thanh toán BHYT tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) - Ảnh: NAM TRẦN

Bệnh nhân thanh toán BHYT tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) - Ảnh: NAM TRẦN

Tăng chi từ quỹ nhưng liệu người bệnh có lợi, chi liệu đã đúng hay chi phí vào đâu là điều nhiều người quan tâm.

Chi cho thuốc bảo hiểm y tế tăng

Theo báo cáo tình hình chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) trên toàn quốc 3 tháng đầu năm do Ban thực hiện chính sách BHYT thực hiện, số lượt và số chi gia tăng do chi phí điều trị nội trú, ngoại trú bình quân chung và tại một số tỉnh; tỉ lệ chỉ định cấp cứu, xét nghiệm, điều trị nội trú... đều tăng.

Theo báo cáo này, trong quý 1 toàn quốc có 40,4 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT, tăng 6,47% so với cùng kỳ 2023; quỹ BHYT chi trả 30.974.470 triệu đồng, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Ước tính tỉ lệ sử dụng quỹ dự toán quý 1 tăng trên 26,8% so với cùng kỳ, tỉ lệ chi tăng 13,9% so với cùng kỳ. Một số tỉnh thành có gia tăng rất lớn như Tây Ninh (32,8%), Tiền Giang (35,9%), Đà Nẵng (31,5%), Quảng Bình (27,8%)...

Cá biệt, có những cơ sở y tế có số chi khám chữa bệnh BHYT tăng hơn 5-10 lần so với cùng kỳ năm trước. Một số tỉnh có tỉ lệ chi thuốc cao hơn rất nhiều so với bình quân chung toàn quốc và tăng hơn nhiều so với số lượt khám chữa bệnh.

Các tỉnh thành có tỉ lệ chi thuốc tăng cao hơn so với bình quân chung toàn quốc như Sơn La (129%), Quảng Bình (128%), Khánh Hòa (124%), Quảng Ninh (123%), Thái Bình, Hà Tĩnh (122%), Đắk Lắk, Phú Thọ, Hải Phòng, Trà Vinh (120%). Bên cạnh đó, tại nhiều phòng khám đa khoa trong khi các chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh không giảm thì chi phí thuốc gần như bằng 0%.

Ban thực hiện chính sách BHYT đánh giá chi phí BHYT cho thuốc tăng trong 3 tháng đầu năm nguyên nhân do năm 2023 các thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia đã được Bộ Y tế phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; Bộ Y tế đã phê duyệt kết quả đàm phán giá đối với 64 thuốc thuộc danh mục đàm phán giá. Ngoài ra, một số tỉnh chậm thầu năm 2023 đã được phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, dẫn đến tăng chi.

Trong khi tỉ lệ chi cho thuốc tăng thì tỉ lệ sử dụng biệt dược gốc lại không tăng, đều ở mức 25%; tỉ lệ sử dụng vật tư y tế giảm nhẹ.

Loạn giá trúng thầu

Cũng theo báo cáo của Ban thực hiện chính sách BHYT, qua rà soát kết quả lựa chọn nhà thầu cho thấy giá thuốc trúng thầu mỗi nơi một giá. 

Cụ thể, thuốc có hoạt chất Ceftriaxon 2g, nhóm 1 có giá trúng thầu 56.000 đồng/lọ, trong khi hàm lượng thuốc này loại 1g, nhóm 1 có dải giá trúng thầu cả nước năm 2023 từ 14.000 - 17.000 đồng/lọ.

Thuốc chứa hoạt chất Ceftazidim 3g, tiêm, nhóm 4, giá trúng thầu 88.000 đồng/lọ, trong khi hàm lượng 1g cùng nhóm có giá trúng thầu 9.400 đồng/lọ (hàm lượng cao hơn 3 lần, giá cao hơn 9 lần).

Đặc biệt, vẫn còn tình trạng chênh lệch khá lớn giá trúng thầu cùng loại vật tư y tế giữa các bệnh viện và các địa phương, ví dụ khớp gối toàn phần hãng M. của Mỹ tại Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) là 65 triệu; Bệnh viện 30-4 TP.HCM là 62 triệu; Bệnh viện Chợ Rẫy là 56,5 triệu đồng; Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM là 55 triệu đồng; Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh Nghệ An là 51,3 triệu đồng.

Hay bộ máy tạo nhịp vĩnh viễn 1 buồng SPHERA SR, có đáp ứng, SureScan MRI và phụ kiện chuẩn Hãng Medtronic/Singapore tại Bệnh viện 103 (Hà Nội) là 52,5 triệu đồng; Bệnh viện 354 Hà Nội là 52,4 triệu đồng; Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình, Hà Giang, Tiền Giang, Nghệ An, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng là 50 triệu đồng; tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế là 45 triệu đồng.

Ban thực hiện chính sách BHYT đề nghị bảo hiểm xã hội các tỉnh thành tăng cường công tác rà soát, phân tích so sánh giá vật tư y tế ngay khi có kết quả đấu thầu để có các biện pháp can thiệp kịp thời, góp phần làm giảm chi vật tư y tế của quỹ BHYT cũng như phần chi trả từ tiền túi người bệnh.

Tại cuộc họp mới đây về đánh giá chi phí khám chữa bệnh BHYT, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Đức Hòa cho hay việc gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT bất thường ở các tỉnh có nhiều nguyên nhân, lãnh đạo bảo hiểm xã hội một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác này; chưa phối hợp tốt với sở y tế; cách làm vẫn theo lối cũ, thiếu sáng tạo. Bên cạnh đó, có tình trạng chỉ định cấp cứu, nội trú quá cao tại một số cơ sở y tế...

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hòa cho hay việc tăng chi phí cho khám chữa bệnh BHYT tăng cao ở một số tỉnh, còn lại các tỉnh tăng không đáng kể, chưa quá lo ngại.

Nguy cơ vượt dự toán bảo hiểm y tế

Là một trong 10 địa phương gia tăng số lượt khám chữa bệnh BHYT 3 tháng đầu năm, TP.HCM có tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh được đề nghị thanh toán là 6.818 tỉ, tăng 14,66% so với cùng kỳ. Dự chi năm 2024 là trên 24.000 tỉ đồng.

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM, cho biết năm 2023 tại TP.HCM số tiền chi trả cho người bệnh tại 187 cơ sở khám chữa bệnh là 22.723 tỉ đồng, tăng 14,15% so với cùng kỳ năm trước, bằng 103,94% dự toán (khoảng 700 tỉ đồng). Năm 2023 đã phát sinh 20,59 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT, tăng 18,76% so với cùng kỳ năm trước.

Bà Hằng cũng cho hay chi phí khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn TP.HCM đã gia tăng nhanh chóng trong 3 tháng đầu năm 2024.

Mới đây, UBND TP.HCM đã có văn bản về tăng cường quản lý, kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT năm 2024. Năm 2023, Bảo hiểm xã hội TP đã phát hiện các trường hợp thực hiện chưa đúng quy định về khám chữa bệnh cho người có thẻ; từ chối thanh toán trong các kỳ giám định thường kỳ. Đa số sai sót xảy ra do lỗi hành chính hoặc do nhân viên y tế hiểu chưa đúng các quy định về khám chữa bệnh.

Do Bảo hiểm xã hội TP và các cơ sở khám chữa bệnh phối hợp quản lý và thông qua hệ thống giám định nên 2023 chưa xảy ra trường hợp trục lợi BHYT có tổ chức.

Hiện Bảo hiểm xã hội TP.HCM chủ động phân tích dữ liệu chi phí khám chữa bệnh trên hệ thống giám định, điều chỉnh những bất hợp lý trong chỉ định điều trị nội trú, chỉ định thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật... theo đúng quy định.

Các cơ sở khám chữa bệnh cần chủ động phát hiện, rà soát, kiểm tra xác minh các chi phí khám chữa bệnh BHYT tăng cao tại cơ sở theo kiến nghị, cảnh báo, đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư y tế đầy đủ, kịp thời để đáp ứng nhu cầu điều trị, không để người bệnh bảo hiểm phải tự mua thuốc, vật tư y tế thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT.

TP.HCM: Không để người bệnh phải tự mua thuốc, vật tư thuộc diện bảo hiểm y tế chi trả

UBND TP.HCM vừa chỉ đạo Sở Y tế, BHXH TP, các cơ sở khám chữa bệnh về việc tăng cường quản lý, kiểm soát chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn TP năm 2024.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar