15/06/2018 21:32 GMT+7

Chế độ ăn và nguyên tắc bù nước điện giải cho trẻ bị nôn

Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương (Bộ Y tế)
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương (Bộ Y tế)

Trong thời gian bé nôn và trong vòng 8 giờ sau khi ngừng nôn, tốt nhất chỉ cho bé uống các loại dung dịch bù nước điện giải với khối lượng nhỏ.

Chế độ ăn và nguyên tắc bù nước điện giải cho trẻ bị nôn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: wikihow.com

Thay đổi chế độ ăn là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với trẻ bị nôn. Trong thời gian bé nôn và trong vòng 8 giờ sau khi ngừng nôn, tốt nhất chỉ cho bé uống các loại dung dịch bù nước điện giải với khối lượng nhỏ, không nên cho bé dùng sữa. 

Chế độ ăn và bù nước điện giải

- Sau khi bé nôn

Nên để dạ dày nghỉ hoàn toàn trong vòng ít nhất 30 - 60 phút. Sau thời hạn này có thể bắt đầu cho trẻ thử một thìa con oresol (5ml), nếu bé giữ được dịch này thì cho uống lại một thìa sau 3-5 phút. Cho trẻ uống nhiều lần với số lượng nhỏ tốt hơn là uống một lần nhiều dịch, số lượng cụ thể như sau:

+ Với trẻ <1 tuổi: cho uống 5-10ml Oresol mỗi 5 phút (dùng thìa hoặc bơm tiêm không kim). Nếu chưa có oresol trong tầm tay, mẹ có thể vắt sữa và cho bé uống bằng thìa theo cách trên.

+ Với trẻ >1 tuổi: cho uống 5-15ml oresol (tùy theo tuổi) mỗi 5 phút.

Một sai lầm mà phụ huynh thường mắc trong chăm sóc trẻ bị nôn là không chia nhỏ và tăng dần lượng dịch, mà cho bé uống nhiều dịch cùng một lúc. Lượng dịch lớn này có thể kích thích dạ dày, khiến trẻ nôn trở lại. 

- 4 giờ sau khi ngừng nôn

+ Tăng lượng dịch gấp đôi.

+ Nếu trẻ nôn trở lại khi uống lượng dịch này thì cần cho dạ dày nghỉ hoàn toàn trong 1 giờ và bắt đầu lại với lượng dịch nhỏ hơn. Phương pháp cho bé uống từng thìa này hiếm khi thất bại.

- 8 giờ sau khi ngừng nôn

Một sai lầm mà cha mẹ thường mắc phải khi chăm trẻ bị nôn là cho trẻ ăn thức ăn đặc quá sớm và để trẻ ăn uống bao nhiêu tùy thích. Việc tuân thủ các hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bé sớm phục hồi:

+ Điều chỉnh chế độ ăn từ từ và trở lại chế độ ăn bình thường trong vòng 24 giờ sau khi bắt đầu ăn trở lại. 

+ Dùng thực phẩm nhẹ, dễ tiêu như cháo, bánh quy mặn (để cung cấp thêm muối), bánh mì. Sau khi những thực phẩm này được dung nạp mới chuyển dần sang cơm, thực phẩm giàu cacbohydrat hay giàu đạm, nhưng nên tránh thực phẩm nhiều chất béo và thức ăn nhiều gia vị.

+ Với trẻ đang dùng sữa công thức thì nên giảm lượng sữa khoảng 30-50ml mỗi lần bú.

+ Đối với trẻ lớn hơn, nên ngừng dùng sữa, các chế phẩm sữa và thực phẩm nhiều chất béo trong vòng vài ngày vì dạ dày của trẻ gặp khó khăn trong hấp thu những thực phẩm này.

+ Tránh không cho trẻ tiếp xúc với các mùi vị mạnh như nước hoa, khói thuốc lá, mùi thức ăn đang nấu.

Chế độ ăn cho trẻ bú mẹ

+ Vấn đề then chốt là cho bé bú ít hơn bình thường.

+ Nếu bé mới nôn một lần thì không cần thay đổi chế độ ăn.

+ Nếu bé nôn hai lần thì có thể tiếp tục cho bé bú mẹ nhưng chỉ cho bú một bên và kéo dài 5 phút, các cữ bú cách nhau 30-60 phút. Sau 4 giờ không nôn thì trở lại chế độ ăn bình thường, cho bé bú đủ cả 2 bên.

+ Nếu trẻ nôn nhiều lần thì cần chuyển sang dùng oresol trong vòng 4 giờ. Dùng thìa hoặc bơm tiêm cho bé uống 5-10 ml oresol mỗi 5 phút.

+ Nếu bé đi tiểu ít hơn bình thường, có thể cho uống oresol xen kẽ các cữ bú trong vòng 24 giờ.

Thuốc uống

- Nếu có thể thì nên tránh cho trẻ uống bất kỳ thuốc gì trong vòng 8 giờ sau khi nôn. Thuốc uống có thể kích thích dạ dày và khiến bé nôn nhiều hơn.

- Nếu bé sốt cao và không thể giữ lại các thuốc uống đường miệng thì nên dùng thuốc paracetamol dạng đặt hậu môn để hạ nhiệt.

- Chỉ nên dùng thuốc chống nôn khi thật sự cần thiết, theo chỉ định của bác sĩ.

Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ? 

- Trẻ nôn liên tục và tiêu chảy phân toàn nước.

- Nôn giai đoạn 1 kéo dài hơn 8 giờ (trẻ <1 tuổi), 12 giờ (trẻ 1-3 tuổi), 16 giờ (trẻ >3 tuổi).

- Có biểu hiện mất nước (không tiểu tiện trong vòng 8 giờ, miệng khô, khóc không nước mắt).

- Nôn ra nhiều máu: Nếu vết rách ở họng quá lớn do áp lực của các cơn nôn, trẻ có thể mất nhiều máu và cần được đưa đi cấp cứu ngay. Rất may điều này hiếm khi xảy ra, đa phần các vết rách đều nhỏ, chỉ gây chảy máu nhẹ.

- Đau bụng ngoài cơn nôn.

- Lơ mơ, khó đánh thức, mê sảng.

- Nghi viêm màng não nếu trẻ đau đầu dữ dội, có hiện tượng đau và cứng gáy, sốt cao, nôn vọt.

- Nghi nhiễm trùng tiết niệu nếu trẻ sốt cao, nôn và đái buốt.

Diễn biến thông thường của nôn trong viêm dạ dày ruột và cách xử lý

Giai đoạn 1: Nôn mạnh, các lần cách nhau 5 - 30 phút.

- Lúc này đừng tìm cách cho trẻ ăn hay uống bất cứ thứ gì vì thực phẩm đưa vào sẽ bị nôn ra hết. Nên cho ruột nghỉ hoàn toàn và chờ cho những cơn nôn nặng nề nhất kết thúc.

- Nếu trẻ đòi bú hoặc uống nước thì chỉ cho bé nhấp mỗi lần một vài ngụm nhỏ, và cũng khó hi vọng trẻ giữ được những thứ này trong người.

Giai đoạn 2: Nôn thưa hơn, các lần cách nhau 1-2 giờ.

- Cho trẻ nhấp một chút dịch, các lần cách nhau 5-10 phút.

- Hai loại dịch tốt nhất cho trẻ là sữa mẹ và oresol.

- Không cho trẻ uống các loại nước chứa nhiều đường vì các thứ nước này sẽ làm tăng tình trạng tiêu chảy và mất nước.

Giai đoạn 3: Nôn giảm còn 2-4 lần mỗi ngày rồi ngừng hẳn

- Lúc này trẻ lớn có thể ăn nhẹ trở lại.

- Trẻ bú mẹ thì tiếp tục bú mẹ.

- Trẻ nuôi bộ (nuôi trẻ sơ sinh hoàn toàn không phải bằng sữa mẹ) có thể bắt đầu dùng sữa công thức trở lại. Một số phụ huynh nhận thấy việc pha loãng sữa công thức với một nửa oresol giúp bé dung nạp tốt hơn.

- Cho bé uống oresol như trong giai đoạn 2.

- Đừng quá lo lắng nếu bé nôn những thức ăn vừa dùng. Có thể việc cho bé ăn trở lại vào lúc này là còn sớm, bạn nên lùi lại một bước và thực hiện các chỉ dẫn trong giai đoạn 2 cho tới khi các cơn nôn dịu lại.

Chăm sóc

- Sau khi nôn, nhắc bé súc miệng bằng nước sạch vì chất nôn có vị chua rất khó chịu. Trẻ nhỏ chưa biết súc miệng có thể uống một chút nước.

- Trẻ thường cảm thấy lạnh, toát mồ hôi hay mệt mỏi sau khi nôn. Dùng khăn ẩm lau mặt cho con và để bé nghỉ ngơi. Đa số trẻ muốn đi ngủ ngay sau khi nôn, điều này cũng tốt cho bé. Thường xuyên kiểm tra tình trạng của con và chuẩn bị sẵn sàng để giúp nếu bé tiếp tục nôn.

Một số lưu ý:

- Bé có thể khá lên một hay hai ngày rồi nôn trở lại. Điều này không có gì nguy hiểm. Cha mẹ cần tiếp tục đánh giá tình trạng bệnh của bé theo 3 giai đoạn nêu trên và áp dụng cách xử lý thích hợp.

- Bé có thể sốt cao trong vài ngày.

- Có thể thấy những tia máu trong chất nôn của bé. Đó là máu chảy ra từ những vết rách nhỏ ở cổ họng do áp lực tăng khi trẻ nôn. Điều này không nguy hiểm và sẽ tự hết.

- Nôn thường kết thúc sau 6-24 giờ, thay đổi trong chế độ ăn có thể giúp ngăn ngừa nôn quá mức và mất nước.

- Tiêu chảy (nếu có) thường kéo dài vài ngày.

- Nếu bé nôn kéo dài hơn 24 giờ mà không có tiêu chảy đi kèm thì có thể bé bị bệnh lý gì đó nguy hiểm hơn.

Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương (Bộ Y tế)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Có phải do siêu âm tuyến giáp định kỳ, nhiều người bị ung thư?

Nhân giáp (nhân tuyến giáp) là tình trạng phổ biến với 60-70% người dân có nhân giáp và 90% là lành tính. Thế nhưng, nhiều người đang khỏe mạnh sau khi đi khám sức khỏe định kỳ, nhận kết quả siêu âm tuyến giáp đã trở thành bệnh nhân ung thư?

Có phải do siêu âm tuyến giáp định kỳ, nhiều người bị ung thư?

Nghe có tiếng kèn phát ra từ nhịp thở của cậu bé 7 tuổi, người mẹ đi tìm bệnh cho con

Câu chuyện tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM hé lộ những thách thức y khoa đầy kịch tính và lời cảnh báo về nguy cơ hóc dị vật.

Nghe có tiếng kèn phát ra từ nhịp thở của cậu bé 7 tuổi, người mẹ đi tìm bệnh cho con

Bệnh viện Đồng Nai - 2: Hành trình vì sức khỏe cộng đồng

Ngày 25/4 đánh dấu cột mốc 10 năm thành lập Bệnh viện Đồng Nai -2 – một thập kỷ nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng, trở thành địa chỉ y tế tin cậy của người dân khu vực Đông Nam Bộ.

Bệnh viện Đồng Nai - 2: Hành trình vì sức khỏe cộng đồng

Khám ung thư miễn phí cùng các giáo sư Nhật tại Bệnh viện AIH

Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) triển khai chương trình '1.000 lượt tư vấn khám và 12 trường hợp phẫu thuật miễn phí dành cho bệnh nhân ung thư'.

Khám ung thư miễn phí cùng các giáo sư Nhật tại Bệnh viện AIH

True Dental - 6 năm kiến tạo lại nụ cười cho người mất răng

Với hơn 6 năm hoạt động, True Dental tự hào đã kiến tạo lại hơn 3.000 nụ cười.

True Dental - 6 năm kiến tạo lại nụ cười cho người mất răng

Mùa xuân đặc biệt của người mẹ và câu chuyện bác sĩ Chợ Rẫy 'giải oan' cho bệnh nhân

12 năm trên hành trình tìm cách chữa bệnh cho con gái mắc bệnh gần như đã tàn phế, với bà Huỳnh Thị Kim Tiến (60 tuổi), Tết 2025 là năm trọn vẹn nhất với bà và cả gia đình.

Mùa xuân đặc biệt của người mẹ và câu chuyện bác sĩ Chợ Rẫy 'giải oan' cho bệnh nhân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar