29/07/2016 16:26 GMT+7

Châu Nhuận Phát - Kỳ 2: Nhờ bà xã giúp "tấn công" Hollywood

THỤC NGHI (tổng hợp)
THỤC NGHI (tổng hợp)

TTO - Với sự hỗ trợ của bà xã Trần Hội Liên, Châu Nhuận Phát bắt đầu con đường tấn công vào kinh đô điện ảnh Hollywood năm 1995.

Châu Nhuận Phát - Ảnh: inspired

Diễn viên châu Á có thể thành danh tại Hollywood

Năm 1995, Châu Nhuận Phát rời Hong Kong đến Mỹ phát triển sự nghiệp, vấn đề đầu tiên cần phải giải quyết là ngôn ngữ. Ngoài thời gian học ở trường, ở nhà anh cố gắng sử dụng tiếng Anh để trò chuyện cùng vợ, có khi còn phải tự học thêm.  

Năm 1997, Châu Nhuận Phát đóng bộ phim đầu tay của Hollywood là Máu vẫn chưa lạnh, sau đó là phim Tái chiến biên giới nhưng 2 bộ phim này đều không được khán giả Hong Kong đón nhận nhiệt tình.

Mãi đến khi tham gia bộ phim Anna và quốc vương, Châu Nhuận Phát mới có cơ hội phát huy tài năng của mình.

Để diễn đạt vai quốc vương, Châu Nhuận Phát phải học thêm tiếng Thái và vũ điệu Waltz. Châu Nhuận Phát cho biết, thành công của bộ phim Anna và quốc vương chứng minh được rằng diễn viên châu Á có khả năng đảm nhận vai chính trong những tác phẩm của Hollywood.

Châu Nhuận Phát đưa sở thích nhiếp ảnh vào bộ phim bộ phim Điệp vụ đối đầu 2 (2016)

Nhiều người cho rằng sau khi Châu Nhuận Phát đóng phim Hollywood sẽ không nhận đóng phim Hong Kong nữa. Sự thật là anh vẫn nhận lời tham gia bộ phim Ngoạ hổ tàng long của đạo diễn Lý An.

Do không đủ kinh phí, đạo diễn Lý An yêu cầu các diễn viên giảm bớt thù lao, Châu Nhuận Phát không cần suy nghĩ đã đồng ý ngay.  

Nói về bí quyết thành công của mình tại kinh đô điện ảnh Hollywood, Châu Nhuận Phát cho biết, nhờ chịu cực từ nhỏ đã luyện cho anh tính nhẫn nại, không khuất phục trước khó khăn.

Tuy nhiên, báo chí Hong Kong cho rằng, Châu Nhuận Phát đóng phim ở Hollywood 10 năm, mà sự nghiệp không có tính đột phá. Trước nhận xét này, anh chỉ cười nói: “Danh lợi không bao giờ mua được niềm vui tận đáy lòng”.

Những năm gần đây, Châu Nhuận Phát hạn chế đóng phim, trung bình mỗi năm anh chỉ nhận đóng 1 đến 2 phim. Những đạo diễn mà anh hợp tác đều là ân nhân từng “chiếu cố” đến anh từ thuở hàn vi. 

Châu Nhuận Phát và vợ Trần Hội Liên - Ảnh: HK Stars

"Thiên vương bình dân"

Làng giải trí Hong Kong có hai “đại ca”, một người là Thành Long, người còn lại là Châu Nhuận Phát. Đối với Thành Long, hai chữ “đại ca” là trách nhiệm nặng nề: trách nhiệm với ngành điện ảnh, trách nhiệm dìu dắt lớp diễn viên đàn em. Nhưng Châu Nhuận Phát lại có cách nghĩ thoáng hơn, anh không xem trọng danh vọng và tiền tài, không so đo tính toán giữa cái được và mất. 

Mỗi người có một cách định nghĩa về niềm vui, từ lâu Châu Nhuận Phát đã qua cái thời xem việc sắm nhà, tậu xe, ăn sung mặc sướng, hưởng thụ cuộc sống vật chất là niềm vui lớn nhất trên đời. Bây giờ với anh, niềm vui là đến từ những điều đơn giản, bình dị như: sức khỏe và cuộc sống yên bình.

Châu Nhuận Phát trong phim Điệp vụ đối đầu 2 - Ảnh: EdkoFilms

Có giai đoạn sức khỏe của Châu Nhuận Phát trở nên nguy hiểm. Sau khi kiểm tra cơ thể, bác sĩ cho anh biết đó là di chứng của những vết thương cũ ở thời trẻ đóng phim hành động để lại.

Khi chữa khỏi bệnh, Châu Nhuận Phát nghiệm ra một điều: “Con  người phải biết từ bỏ thì mới có thể nhận được nhiều hơn”.

Từ năm 1973 đến năm 1994, trong khoảng thời gian 21 năm đó, anh chỉ biết đến công việc đóng phim. Châu Nhuận Phát bùi ngùi: “Hai thập niên đó, thế giới của tôi chỉ gói gọn trong phạm vi phim trường, như “ếch ngồi đáy giếng”. Sau năm 1994, tôi mới có cơ hội đi đây đó mở rộng tầm mắt, và tìm được một số thú vui trong cuộc sống”.

Châu Nhuận Phát có sở thích chụp hình, điều này bạn bè và khán giả hâm mộ đều biết. Vì thế, khi quay bộ phim Điệp vụ đối đầu 2, đạo diễn Lục Kiếm Thanh cố tình đưa sở thích của anh vào phim. Thế nên nhân vật luật sư Giản Áo Vỹ do Châu Nhuận Phát đóng ngoài công việc pháp lý còn có sở thích nhiếp ảnh.

Trước tấm thịnh tình của đạo diễn Lục Kiếm Thanh, Châu Nhuận Phát “tài trợ” cho đoàn làm phim bộ sưu tập máy ảnh, phòng tối rửa phim của cá nhân anh để làm đạo cụ và bối cảnh quay.

Châu Nhuận Phát đứng trên tàu điện ngầm ở Hồng Kông như bao hành khách thông thường khác - Ảnh: HKStars.

Hiện nay, thú vui trong cuộc sống của Châu Nhuận Phát là chạy bộ, leo núi và nhiếp ảnh. Siêu sao Hong Kong sống cuộc sống giản dị đến mức ít ai ngờ.

Không có sở thích sưu tập siêu xe nên Châu Nhuật Phát không có nhu cầu đi xe sang. Những lúc nhàn rỗi, anh một mình chạy bộ hoặc ngồi xe bus đi chợ bình dân thay vì vào siêu thị mua sắm. Vì thế, tài tử họ Châu được mệnh danh là "Thiên vương bình dân" trong làng giải trí Hong Kong.

THỤC NGHI (tổng hợp)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar