29/07/2016 16:24 GMT+7

Châu Nhuận Phát: từ Tiếu ngạo giang hồ đến Bến Thượng Hải

THỤC NGHI
THỤC NGHI

TTO - Châu Nhuận Phát được mọi người biết đến như một siêu sao quốc tế, nhưng mấy ai biết con đường thành công của anh không hề bằng phẳng như nhiều người nghĩ.

Châu Nhuận Phát trong phim Thần bài (2015) - Ảnh: Bona Films.

Châu Nhuận Phát sinh ra và lớn lên ở đảo Nam Á, thuộc một hòn đảo nhỏ ở Hong Kong. Cha mất sớm, nên anh sớm thay cha gánh vác trách nhiệm của người đàn ông trụ cột trong gia đình, giúp mẹ làm những công việc đồng áng, chăn nuôi.

Vì nhà nghèo, nên học xong tiểu học, Châu Nhuận Phát phải ra ngoài kiếm việc làm, giúp mẹ chia sẻ gánh nặng kinh tế gia đình.

Trước khi gia nhập làng giải trí, Châu Nhuận Phát từng làm qua nhiều việc như khuân vác, đưa thư, nhân viên phục vụ, tiếp thị, bán hàng… Do quen cuộc sống bình dị, hai bữa cơm rau, nên sau này dù trở thành ngôi sao nổi tiếng, Châu Nhuận Phát vẫn thích ăn các món dân dã: cá viên chiên, khoai lang nướng, đậu hủ chiên… thậm chí anh vẫn tự cho mình là người nhà quê.

Năm 1980, Châu Nhuận Phát nổi như cồn với vai Hứa Văn Cường trong phim Bến Thượng Hải -Ảnh: TVB

Năm 18 tuổi, một lần tình cờ Châu Nhuận Phát đọc được mẩu quảng cáo mở lớp đào tạo diễn xuất TVB khóa 3, anh quyết định đăng ký tham gia, lúc đó không phải vì anh thích nghề diễn mà chỉ muốn thử tài mà thôi.

Trong thời gian tham gia lớp đào tạo diễn xuất, Châu Nhuận Phát phát hiện bản thân thích thú với nghề này. Khi tốt nghiệp lớp còn lại 20 học viên, nhưng TVB chỉ ký hợp đồng với 10 người trong đó có Châu Nhuận Phát.

Năm 1976, Châu Nhuận Phát được giao đảm nhận vai chính trong 2 bộ phim Giang hồ tiểu tử  Đại giang nam bắc. Có một ngẫu nhiên khá thú vị là bộ phim Triều cường (1976) giúp anh thành danh, cũng là bộ phim màu nhiều tập đầu tiên của TVB.

Châu Nhuận Phát vai Lệnh Hồ Xung trong phim Tiếu ngạo giang hồ (1984).

Năm 1980, Châu Nhuận Phát nổi như cồn với vai Hứa Văn Cường trong phim Bến Thượng Hải. Đây được xem là tác phẩm tiêu biểu của anh trên màn ảnh nhỏ TVB. Năm 1984, Châu Nhuận Phát tạo thêm cú đột phá với vai Lệnh Hồ Xung trong phim Tiếu ngạo giang hồ.

Tuy Châu Nhuận Phát khá quen thuộc với khán giả màn ảnh nhỏ, nhưng đối với khán giả của điện ảnh thì anh vẫn là người xa lạ. Năm 1981, Châu Nhuận Phát có cơ hội đóng vai nam chính đầu tiên trong bộ phim Câu chuyện Hồ Việt của nữ đạo diễn Hứa An Hoa.

Từ đó, sự nghiệp điện ảnh của Châu Nhuận Phát mới dần khởi sắc. Năm 1985 anh đoạt giải thưởng Nam diễn viên xuất sắc tại Asia Pacific Film Festival lần lần 30 với bộ phim Chờ đợi bình minh.

Năm 1986, bộ phim Bản sắc anh hùng đưa Châu Nhuận Phát bước lên đỉnh cao sự nghiệp. Sau đó, anh liên tiếp đóng nhiều bộ phim xã hội đen và phim hài.

Bản thân anh không thích những cảnh bạo lực mà chỉ thích những phim tình cảm, làm rung động lòng người bằng diễn xuất nội tâm. Hai bộ phim mà Châu Nhuận Phát yêu thích nhất đó là Câu chuyện A Lang và Câu chuyện thần thoại của mùa thu.

Với bộ phim Anna và quốc vương, Châu Nhuận Phát chứng minh diễn viên châu Á có khả năng đảm nhận vai chính trong phim Hollywood.

Năm 1987, Châu Nhuận Phát nhờ bộ phim Câu chuyện thần thoại của mùa thu đăng quang Ảnh đế Kim Mã Đài Loan lần thứ 24. Cùng năm, anh nhờ bộ phim Bản sắc anh hùng đoạt giải Nam diễn viên xuất sắc - Kim Tượng Hong Kong lần thứ 6.

Năm 1988, Châu Nhuận Phát tiếp tục “rinh” giải thưởng Nam diễn viên xuất sắc - Kim Tượng Hong Hong lần thứ 7 với bộ phim Long hổ phong vân.

Năm 1990, Châu Nhuận Phát lần thứ 3 đăng quang Ảnh đế Kim Tượng với bộ phim Câu chuyện A Lang. Mãi cho đến nay thành tích này chỉ có Lương Triều Vỹ mới sánh ngang với Châu Nhuận Phát.

Năm 1991, Châu Nhuận Phát ít tham gia đóng phim vì 2 lý do: thứ nhất tình hình thị trường điện ảnh Hong Kong giảm sút, thứ hai các bộ phim xứ Cảng Thơm không còn làm vừa lòng anh nữa.

Châu Nhuận Phát sẳn sàng hạ thù lao để đóng bộ phim võ hiệp Ngọa hổ tàng long của đạo diễn Lý An.

>> Kỳ 2: Nhờ bà xã giúp "tấn công" Hollywood

THỤC NGHI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar