18/05/2012 08:28 GMT+7

Châu Âu phải trả giá 1.000 tỉ USD

VIỆT PHƯƠNG
VIỆT PHƯƠNG

TT - Các nhà lãnh đạo và chuyên gia châu Âu cảnh báo nếu Hi Lạp rút khỏi khối đồng euro thì nền kinh tế châu Âu và thế giới sẽ bị thiệt hại to lớn.

Phóng to
Người dân Hi Lạp xếp hàng rút tiền tại máy ATM của ngân hàng quốc gia ngày 17-5 - Ảnh: AFP

Theo báo Guardian, Chính phủ Anh đang thực hiện các bước chuẩn bị khẩn cấp để đối phó với hậu quả của việc Hi Lạp rút khỏi khối đồng euro. Thống đốc Ngân hàng Anh Mervyn King cảnh báo châu Âu đang “tự xé xác mình”. “Chúng ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lớn, một sự sụt giảm sản lượng lớn nhất kể từ những năm 1930” - ông King khẳng định.

London đang cực kỳ lo ngại trước việc người dân Hi Lạp ồ ạt rút tiền khỏi các ngân hàng nước này. Tổng thống Hi Lạp Karolos Papoulias, như Reuters cho biết, đã thừa nhận người dân đang hoang mang. Chỉ một tuần sau cuộc bầu cử ngày 6-5, 3 tỉ euro (3,8 tỉ USD) đã bị rút khỏi các tài khoản ngân hàng. Ngân hàng Trung ương Hi Lạp nói tình trạng của các ngân hàng hiện rất khó khăn và hệ thống ngân hàng rất yếu. Vào tháng 2, cựu bộ trưởng tài chính Hi Lạp Evangelos Venizélos ước tính khoảng 16 tỉ euro đã được chuyển ra nước ngoài kể từ năm 2009, năm khởi đầu cuộc khủng hoảng nợ, trong đó “32% chuyển vào các ngân hàng Anh, 10% vào các ngân hàng Thụy Sĩ”.

Thiệt hại khổng lồ

Viện trưởng Viện Tài chính quốc tế Charles Dallara nhận định việc người dân Hi Lạp rút tiền ồ ạt là do tâm lý bất an trước tương lai chính trị mờ mịt và khả năng Athens sẽ rút khỏi khối đồng euro. Chuyên gia Doug McWilliams thuộc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh ước tính nếu Hi Lạp rút khỏi khối đồng euro thì khối này sẽ thiệt hại khoảng 1.000 tỉ USD, tương đương 5% tổng GDP của khối.

Theo chuyên gia McWilliams, cái chết của đồng euro sẽ trở thành một thực tế nguy hiểm. Cựu bộ trưởng tài chính Anh Alistair Darling cảnh báo: “Việc Hi Lạp rút khỏi khối đồng euro chứa đựng nhiều mầm mống của một thảm họa. Đúng là điên rồ. Nếu nó lan rộng ra các nước lớn hơn, quả thật đây sẽ là một thảm họa cho châu Âu và đẩy chúng ta vào tình trạng đình đốn trong nhiều năm”.

Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy cảnh báo nếu Hi Lạp rời khỏi khối đồng euro, hệ thống tài chính Tây Ban Nha cũng sẽ rơi vào khủng hoảng. Nguyên nhân là do chi phí để chính quyền Madrid vay nợ sẽ tăng vọt lên mức “trên trời”. Khi đó, nhiều khả năng Tây Ban Nha cũng sẽ rơi vào hố sâu vỡ nợ.

Mỹ đang hồi hộp theo dõi cuộc khủng hoảng ở châu Âu. Tổng thống Mỹ Obama hôm 16-5 mô tả cuộc khủng khoảng như một cơn gió ngược có thể đe dọa sự phục hồi của nước Mỹ. AFP cho biết tại hội nghị G8 diễn ra hôm nay 18-5, ông Obama sẽ kêu gọi Thủ tướng Đức Angela Merkel thúc đẩy tăng trưởng châu Âu, thay vì chỉ chăm chăm chạy theo chính sách thắt lưng buộc bụng.

Chuyên gia Sony Kapoor thuộc Công ty tư vấn Re-Define ở Bỉ nói: “Những ai nói việc Hi Lạp rời khỏi khối đồng euro không phải vấn đề lớn thì một là người đó không biết mình nói gì, hai là có động cơ bí mật. Thiệt hại về xã hội, chính trị và kinh tế đối với EU trong việc này là không thể đong đếm được”.

Trở lại với đồng drachma

Hi Lạp đang trở thành một tiền lệ nguy hiểm. Bởi nếu rời khỏi khối đồng euro là việc dễ dàng đối với Hi Lạp thì các nước đang vật lộn với khủng hoảng nợ công cũng sẽ xem xét bước đi tương tự. “Các áp lực lên Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, thậm chí cả Ý sẽ rất to lớn” - ông Charles Dallara mô tả tác động dây chuyền của việc Hi Lạp rời khỏi khối đồng euro. “Tôi thậm chí không muốn tính toán cái giá phải trả đối với châu Âu khi muốn tìm cách lập lại sự ổn định trong trường hợp Hi Lạp rời khỏi khối đồng euro, nhưng đó sẽ là rất khổng lồ” - ông Dallara nói.

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde ngày 16-5 cũng cảnh báo cái giá của sự ra đi của Hi Lạp sẽ “cực kỳ tốn kém”, và việc Hi Lạp quay lại với đồng drachma cũng sẽ rất nhiêu khê. Theo Wall Street Journal, việc in đồng drachma sẽ mất hàng tháng, và điều này càng khuyến khích người dân Hi Lạp rút đồng euro ra khỏi ngân hàng.

VIỆT PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cá kèo giống tăng giá kỷ lục, lên đến 25 triệu/kg

Những ngày gần đây khi mọi người chuẩn bị bước vào vụ thả nuôi cá kèo cho dịp Tết nên giá cá kèo giống đã tăng lên mức giá kỷ lục 25 triệu đồng/kg. Dù giá cá giống cao nhưng một số thương lái cho biết vẫn không đủ giống cung cấp cho người nuôi.

Cá kèo giống tăng giá kỷ lục, lên đến 25 triệu/kg

Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng lần đầu chạm mốc 10 tỉ USD, là người giàu thứ 277 thế giới

Thị trường chứng khoán Việt Nam giao dịch tích cực trong phiên ngày 20-5. Nhóm cổ phiếu liên quan đến ông Phạm Nhật Vượng đóng vai trò dẫn dắt, khi VIC của Vingroup và VHM của Vinhomes cùng tăng kịch trần.

Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng lần đầu chạm mốc 10 tỉ USD, là người giàu thứ 277 thế giới

Giá chung cư tiếp tục tăng, chạm ngưỡng 200 triệu đồng/m²

Quý 1-2025 giá chung cư Hà Nội tăng 5%, trong khi TP.HCM tăng 3-4% so với quý 4-2024, thị trường căn hộ xuất hiện một số dự án thuộc phân khúc hạng sang giá bán xấp xỉ 200 triệu đồng/m².

Giá chung cư tiếp tục tăng, chạm ngưỡng 200 triệu đồng/m²

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Cùng với bỏ thuế khoán, nghiên cứu đề xuất Luật Hộ kinh doanh

Bộ Tài chính suy nghĩ về việc đề xuất ban hành Luật Hộ kinh doanh cá thể để xác định pháp lý cũng như mô hình tổ chức, hoạt động cho hộ kinh doanh cá thể.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Cùng với bỏ thuế khoán, nghiên cứu đề xuất Luật Hộ kinh doanh

Dự kiến giá vé tàu điện, xe buýt sẽ theo khung giờ

Giá vé tàu điện, xe buýt sẽ theo khung giờ chứ không chỉ tính theo nhóm như hiện nay nhằm khuyến khích người dân sử dụng giao thông công cộng nhiều hơn.

Dự kiến giá vé tàu điện, xe buýt sẽ theo khung giờ

Dự thảo trung tâm tài chính được gửi sang Anh, Luxembourg, Đức... để tham vấn

Ngày 20-5, Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã chủ trì hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến về xây dựng nghị quyết của Quốc hội về trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Dự thảo trung tâm tài chính được gửi sang Anh, Luxembourg, Đức... để tham vấn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar