05/03/2025 07:55 GMT+7

Châu Âu ở ngã ba đường...

Châu Âu sẽ tiếp tục theo đuổi chủ nghĩa toàn cầu, sao chép tất cả những gì của Mỹ, hay dựa vào truyền thống và bản sắc riêng của mình?

Châu Âu ở ngã ba đường... - Ảnh 1.

Tân Thủ tướng Đức Friedrich Merz đối mặt thách thức nền kinh tế Đức rơi vào suy thoái và xã hội bị chia rẽ sau chiến dịch tranh cử đầy tính phân cực - Ảnh: Fortune

Chiến thắng của ông Friedrich Merz trong cuộc bầu cử Đức hôm 23-2 mang ý nghĩa biểu tượng cho quan hệ Âu - Mỹ hiện tại.

Là chính khách Đức gần gũi với Washington nhất, ông Merz đã đến Mỹ hơn 100 lần, ngưỡng mộ cố tổng thống Ronald Reagan. Thế nhưng khi ông chuẩn bị nắm quyền, Mỹ lại từ "người bạn không thể thiếu" thành "một thế lực khác, cùng với Nga và Trung Quốc... phá hoại nền dân chủ mong manh của châu Âu", theo Politico.

Đây là thời điểm châu Âu bẽ bàng nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh. Sau khi chính quyền mới ở Washington bỏ qua châu Âu, đối thoại trực tiếp với Matxcơva tại Riyadh hôm 18-2, các nhà lãnh đạo châu lục mới bừng tỉnh, triệu tập hai hội nghị khẩn cấp, vội vã bay tới Mỹ tìm đối sách.

Không cần đến bài phát biểu của Phó tổng thống Mỹ JD Vance tại Munich hôm 14-2, các nhà tư tưởng châu Âu từ lâu đã cảnh báo về nguy cơ nội tại của lục địa già. Ông Jan Oberg, giám đốc Quỹ Hòa bình xuyên quốc gia, từ chiến sự Nam Tư đến cuộc xung đột Ukraine 2022 luôn kêu gọi châu Âu theo đuổi hòa bình thay vì vũ lực.

Khi ông Trump đưa yêu sách với Greenland (Đan Mạch), ông Oberg từng cảnh báo: "Ai đang bị ám ảnh bởi căm ghét Nga, hãy nhìn xem điều gì đang tới".

Tạp chí Causeur chỉ trích châu Âu bị loại khỏi đàm phán Ukraine không phải vì ông Putin hay ông Trump, mà do chính sách yếu kém của Liên minh châu Âu (EU). 

Thái tử Mohammed bin Salman giành vị thế trọng tài trong cuộc đàm phán Mỹ - Nga tại Riyadh, một vai trò lẽ ra thuộc về Pháp nếu Paris không quá hỗn loạn và thiếu chiến lược.

Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire từng tuyên bố năm 2022: "Chúng ta sẽ khiến kinh tế Nga sụp đổ" - nhưng thực tế ai mới là kẻ suy yếu?

Dù vậy không phải tất cả EU đều mù quáng theo Washington. Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto, trong khi các lãnh đạo châu Âu tuyệt vọng tụ họp tại Paris ngày 17-2, đã tuyên bố tại Kazakhstan: "Không có chỗ cho những người châu Âu "kêu ca" trong đàm phán Mỹ - Nga vì họ ủng hộ chiến tranh thay vì hòa bình".

Nhưng những tiếng nói như Hungary hay Slovakia đã bị át đi bởi Brussels - nơi chủ nghĩa toàn cầu thống trị. Theo Boulevard Voltaire, Tây Âu đang dần suy tàn, mất chỗ đứng trong thế giới đa cực mới.

Tờ Myśl Polska nói châu Âu đang đứng ở ngã ba đường. Hướng đầu tiên là tiếp tục theo đuổi chủ nghĩa toàn cầu, mặc dù tín đồ chính của nó đã đánh mất đức tin này. Thứ hai là tự động sao chép tất cả những gì của Mỹ, lần này là chủ nghĩa Trump, vào lục địa già. Và con đường thứ ba, khó khăn nhất, là dựa vào truyền thống và bản sắc riêng của châu Âu.

Chủ nghĩa Trump có thể là cơ hội nếu châu Âu biết tận dụng để hiện đại hóa chính mình thay vì phụ thuộc Mỹ. Lục địa già có truyền thống coi trọng vai trò nhà nước và tập thể hơn Mỹ, cũng như có cách hiểu khác biệt về "biên giới" - không chỉ địa lý mà còn là ranh giới đạo đức và xã hội.

Châu Âu ở ngã ba đường. Lựa chọn phụ thuộc hay độc lập sẽ quyết định vị thế của lục địa già trong thế giới mới.

Châu Âu có thể bảo đảm an ninh cho Ukraine nếu Mỹ rút?

Nếu không có Mỹ, ước tính châu Âu sẽ cần phải thành lập 50 lữ đoàn mới, với mỗi lữ đoàn gồm hàng ngàn binh sĩ, để lấp đầy khoảng trống.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sản lượng công nghiệp Trung Quốc tăng vượt dự báo trước 'bão' thuế quan từ Mỹ

Số liệu chính thức cho thấy sản lượng công nghiệp tại Trung Quốc tăng nhanh hơn dự kiến vào tháng 4, bất chấp thương chiến với Mỹ.

Sản lượng công nghiệp Trung Quốc tăng vượt dự báo trước 'bão' thuế quan từ Mỹ

Video tàu du lịch xả nước thải ra đại dương là giả, do AI làm

Một video lan truyền trên TikTok ghi lại cảnh nhiều tàu du lịch xả nước thải chưa qua xử lý ra biển thực chất là giả mạo.

Video tàu du lịch xả nước thải ra đại dương là giả, do AI làm

Canada khẳng định không 'âm thầm' dỡ thuế trả đũa với Mỹ

Báo cáo của Oxford Economics chỉ ra rằng nhiều loại thuế mà Canada tạm ngưng đã khiến thuế trả đũa với Mỹ 'gần như bằng 0'.

Canada khẳng định không 'âm thầm' dỡ thuế trả đũa với Mỹ

Tàu hỏa tông vào người đi bộ ở Mỹ, 2 người chết, nhiều người rơi xuống sông

Ít nhất 2 người thiệt mạng và 1 người mất tích ở Fremont, Ohio trong vụ tàu hỏa tông nhiều người đi bộ vào sáng 19-5 (giờ Việt Nam).

Tàu hỏa tông vào người đi bộ ở Mỹ, 2 người chết, nhiều người rơi xuống sông

Giáo hoàng Leo XIV: Phục vụ bằng sự khiêm nhường

Vị Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội Công giáo đã nhấn mạnh vai trò phục vụ và tinh thần khiêm tốn trong buổi lễ nhậm chức.

Giáo hoàng Leo XIV: Phục vụ bằng sự khiêm nhường

Anh và EU hàn gắn quan hệ hậu Brexit

Hội nghị thượng đỉnh Anh - EU diễn ra hôm nay được xem là bước ngoặt quan trọng trong quan hệ giữa Anh và 27 quốc gia thành viên EU.

Anh và EU hàn gắn quan hệ hậu Brexit
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar