04/03/2025 11:20 GMT+7
Trở lại chủ đề

Châu Âu có thể bảo đảm an ninh cho Ukraine nếu Mỹ rút?

Nếu không có Mỹ, ước tính châu Âu sẽ cần phải thành lập 50 lữ đoàn mới, với mỗi lữ đoàn gồm hàng ngàn binh sĩ, để lấp đầy khoảng trống.

Châu Âu có thể bảo đảm an ninh cho Ukraine nếu Mỹ rút? - Ảnh 1.

Ngày 3-3, truyền thông Mỹ đưa tin Tổng thống Donald Trump vừa ra lệnh tạm dừng mọi viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine - Ảnh: FINANCIAL TIMES

Những ngày qua, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố Mỹ sẽ không cung cấp các bảo đảm an ninh cho Ukraine, thay vào đó thúc giục các lực lượng quân sự của châu Âu đảm nhận vai trò.

Ngày 3-3, báo New York Times dẫn các nguồn tin cho biết Tổng thống Trump vừa ra lệnh tạm dừng mọi viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine, chỉ vài ngày sau khi ông và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đấu khẩu căng thẳng tại Nhà Trắng. Hoạt động viện trợ sẽ không được nối lại cho đến khi ông Trump xác định Ukraine đã cho thấy "cam kết đàm phán hòa bình" với Nga.

Lệnh này có hiệu lực ngay lập tức và ảnh hưởng đến hơn 1 tỉ USD vũ khí và đạn dược đang được sản xuất và đặt hàng. Câu hỏi hiện lên lúc này: Châu Âu có thể bảo đảm an ninh cho Ukraine nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ?

Vai trò của Mỹ

Mỹ đã đóng vai trò trung tâm trong an ninh châu Âu kể từ sau Thế chiến 2, khi nước này giúp lập ra Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và triển khai hàng trăm ngàn binh sĩ đến châu Âu để chống lại ảnh hưởng của Liên Xô.

Mỹ đã duy trì vị thế lãnh đạo an ninh như vậy kể từ đó, đồng thời mở rộng vị thế siêu cường toàn cầu của mình.

Theo Trung tâm Dữ liệu nhân lực quốc phòng của Chính phủ Mỹ, tính đến tháng 7-2024, Mỹ có khoảng 65.000 quân nhân đồn trú thường trực trên khắp châu Âu, cùng với vũ khí, hệ thống phòng thủ và các khí tài quan trọng khác đối với NATO.

Đồng thời Mỹ đã cung cấp phần lớn viện trợ quân sự trực tiếp cho Ukraine kể từ khi cuộc chiến Nga - Ukraine nổ ra vào tháng 2-2022, gửi khoảng 65 tỉ USD (theo Bộ Ngoại giao Mỹ). Khi tính đến các hình thức viện trợ khác, Mỹ đã phân bổ khoảng 183 tỉ USD để giúp Ukraine tính đến ngày 30-9-2024 (theo Ukraine Oversight, trang web do Chính phủ Mỹ lập ra để ghi lại viện trợ được gửi đến Ukraine).

Về phần mình, Liên minh châu Âu (EU) đã viện trợ tổng cộng 141 tỉ USD cho Ukraine, trong đó có 51 tỉ USD viện trợ quân sự (theo Ủy ban châu Âu).

Lấp đầy khoảng trống

Tuy nhiên Tổng thống Trump nói rằng đã đến lúc Mỹ phải rút lui khỏi châu Âu về mặt quân sự và muốn các đồng minh của mình tại cựu lục địa phải gánh vác trách nhiệm nhiều hơn.

Các nước thành viên của NATO tại châu Âu có tổng cộng 2 triệu quân nhân tại ngũ, với một phần nhỏ trong số đó được giao trực tiếp phục vụ dưới sự chỉ huy của liên minh. Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Lan có nhiều quân nhân nhất, với lần lượt là 481.000 và 216.000 quân (theo ước tính mới nhất của NATO).

Tiếp theo là Pháp và Đức với lần lượt 205.000 và 186.000 quân. Anh - quốc gia đã đề nghị gửi lực lượng gìn giữ hòa bình đến Ukraine theo thỏa thuận hòa bình trong tương lai - có 138.000 quân. Bản thân NATO có lực lượng khoảng 40.000 quân trên khắp sườn phía đông của mình, trải dài từ Estonia, Latvia, Ba Lan, Slovakia, Hungary, Romania cho tới Bulgaria.

Theo trang Global Firepower, các thành viên ở châu Âu của NATO có tổng cộng khoảng 7.000 máy bay, 6.800 xe tăng, 2.170 tàu quân sự và 6 tàu sân bay.

Mặc dù có khí tài đáng kể, NATO vẫn phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ để ngăn chặn các mối đe dọa ở châu Âu. Trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công lớn vào một trong các nước thành viên của họ, chẳng hạn do Nga tấn công, NATO có thể sẽ cần Mỹ nhanh chóng đưa thêm hàng trăm ngàn quân đến châu Âu, theo nhóm nghiên cứu Bruegel.

Bruegel ước tính nếu châu Âu không còn có thể dựa vào sự hỗ trợ này từ Mỹ - quốc gia cũng sở hữu công nghệ quân sự tiên tiến, thì châu Âu sẽ cần phải thành lập 50 lữ đoàn mới, mỗi lữ đoàn gồm hàng ngàn binh sĩ, để lấp đầy khoảng trống.

Về chuyện viện trợ quân sự cho Ukraine, châu Âu hiện được cho là không đủ sức bù đắp khoảng trống viện trợ vũ khí của Mỹ.

Châu Âu có thể bảo đảm an ninh cho Ukraine nếu Mỹ rút? - Ảnh 2.

Các binh sĩ Mỹ dự một sự kiện của NATO gần Orzysz, Ba Lan ngày 13-4-2017 - Ảnh: REUTERS

Hiện nay các quốc gia châu Âu đang đối diện với áp lực phải tăng chi tiêu quốc phòng.

Tuần trước Anh đã công bố sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên 2,5% GDP vào năm 2027. Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết điều này đồng nghĩa sẽ bổ sung thêm khoảng 16 tỉ USD mỗi năm vào ngân sách quốc phòng, hiện đang ở mức 68 tỉ USD.

"Chính phủ sẽ bắt đầu tăng chi tiêu quốc phòng liên tục lớn nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc" - ông Starmer nói với Quốc hội Anh.

Sau khi chiến sự Nga - Ukraine bùng nổ vào năm 2022, Canada và các thành viên tại châu Âu của NATO đã tăng chi tiêu quốc phòng. Hiện tại 22 trong số 30 thành viên NATO ở châu Âu chi ít nhất 2% GDP của họ cho quốc phòng.

Tuy nhiên Tổng thống Trump cho rằng mức như vậy vẫn chưa đủ và kêu gọi các nước thành viên tăng chi tiêu quốc phòng lên ít nhất 5% GDP.

Tổng thư ký NATO Mark Rutte thừa nhận châu Âu cần đầu tư nhiều hơn. "Chúng ta đã không chi đủ trong 40 năm qua, đặc biệt kể từ khi Bức tường Berlin sụp đổ" - ông Rutte nói với báo Politico.

Châu Âu đối mặt thách thức lớn hơn

Theo trang Global Firepower, về mặt khí tài quân sự, Nga sở hữu 4.292 máy bay, 5.750 xe tăng, 449 tàu chiến và 1 tàu sân bay.

Đài Al Jazeera nhận định rằng sức mạnh này không thể sánh với tổng lực của NATO, nhưng nếu Mỹ rút khỏi châu Âu như ông Trump đã kêu gọi, châu Âu sẽ đối mặt với thách thức lớn hơn từ Nga.

Mỹ dừng viện trợ quân sự cho Ukraine

Mỹ tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine cho đến khi ông Trump xác định các nhà lãnh đạo Ukraine 'thể hiện cam kết thiện chí đối với hòa bình'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Ngày 12-7, Tổng thống Trump công bố sẽ áp mức thuế 30% với hàng nhập khẩu từ Mexico và Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1-8, sau nhiều tuần đàm phán mà không đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện.

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Ngày 12-7, quân đội Đài Loan bắt đầu triển khai một trong những vũ khí tấn công mới và chính xác nhất của hòn đảo này: hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran

Một người đàn ông Iran, cũng là thường trú nhân tại Mỹ đã bị bắt tại Los Angeles với cáo buộc xuất khẩu "thiết bị điện tử tinh vi" từ Mỹ sang Iran, vi phạm các lệnh trừng phạt của Washington.

Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Quan hệ Việt - Mỹ trong 30 năm qua cũng có lúc thăng lúc trầm, nhất là khi nói tới một vài lĩnh vực cụ thể và tại một vài thời điểm cụ thể.

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Ukraine tố Nga phóng 597 drone và 26 tên lửa tấn công miền tây Ukraine trong đêm. Nga dường như đang đổi chiến thuật khi tăng cường không kích vào khu vực xa tiền tuyến vốn từng được coi là khá an toàn.

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar