19/06/2020 23:37 GMT+7

Châu Âu bắt tay Mỹ để 'nắn thẳng lưng' WHO, kéo ra xa Trung Quốc

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Anh, Pháp, Đức và Ý đang bắt tay với Mỹ trong kế hoạch cải tổ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với niềm tin rằng nếu có thể kéo tổ chức này ra xa Trung Quốc, Mỹ có thể suy nghĩ lại việc đoạn tuyệt với WHO và tiếp tục bơm tiền tài trợ.

Châu Âu bắt tay Mỹ để nắn thẳng lưng WHO, kéo ra xa Trung Quốc - Ảnh 1.

Trụ sở WHO tại Thụy Sĩ - Ảnh: REUTERS

Các quan chức y tế châu Âu giấu tên cho biết việc thảo luận giữa các bên vẫn đang ở cấp độ kỹ thuật. Mục tiêu mà châu Âu hướng tới là "đảm bảo sự độc lập của WHO" - điều mà Hãng tin Reuters nhận định là sự ám chỉ rõ ràng việc tổ chức này nghiêng về Trung Quốc trong thời gian qua.

"Chúng tôi đang thảo luận về cách tách bạch các cơ chế quản lý và phản ứng trong tình trạng khẩn cấp của WHO khỏi sự ảnh hưởng của bất kỳ quốc gia nào", một quan chức châu Âu tiết lộ.

Các ý tưởng cải cách khác bao gồm hệ thống tài trợ cho WHO. Tổ chức này hiện đang hoạt động với ngân sách cho mỗi hai năm, điều mà châu Âu cho rằng có thể ảnh hưởng đến sự độc lập của WHO trong trường hợp cần huy động tiền cho tình huống khẩn cấp.

Do đó, cần tính đến việc cho WHO một khoản ngân sách có thể được sử dụng dài hơi hơn con số hai năm như hiện tại.

WHO đã bị chỉ trích chậm chạp trong việc tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Tổng giám đốc hiện tại của tổ chức này cũng bị lên án là xa rời khoa học và "chơi bài chính trị" khi liên tục kêu gọi các nước mở cửa để người dân được tự do đi lại trước khi công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu.

Mỹ, nước chỉ trích gay gắt nhất, cho rằng cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc đã nghiêng về Trung Quốc trong đại dịch, điều mà Tổng thống Donald Trump nói đã góp phần khiến thiệt hại vì đại dịch tăng khủng khiếp.

Ông Trump đã tuyên bố "đoạn tuyệt" với WHO và ngừng tài trợ cho tổ chức này, một quyết định gây tranh cãi. Nhiều người tỏ ra lo lắng vì nếu mất đi nhà tài trợ lớn nhất là Mỹ, các hoạt động nhân đạo của WHO tại những nước nghèo có thể phải ngừng lại hoặc thu hẹp.

Reuters nhận định trong bối cảnh đó, các nước châu Âu đã tìm cách tăng ảnh hưởng khi vừa cố gắng giữ Mỹ ở lại, vừa tham gia quá trình cải tổ WHO.

Tài trợ từ châu Âu chiếm 11% trong ngân sách 5,6 tỉ USD của WHO cho giai đoạn 2018 - 2019. Mỹ là nước đóng góp nhiều nhất với 15%, trong khi Trung Quốc, nền kinh tế số 2 thế giới, chỉ góp 0,2%, Reuters cho biết thêm.

Giám đốc phụ trách châu Mỹ của WHO kêu gọi Mỹ tiếp tục giúp đỡ

TTO - Giám đốc phụ trách châu Mỹ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 2-6 thúc giục Mỹ tiếp tục giúp đỡ các quốc gia trong khu vực chống dịch COVID-19, bất chấp việc Tổng thống Donald Trump tuyên bố cắt đứt quan hệ với tổ chức này.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thái Lan nói tình hình biên giới với Campuchia đang hạ nhiệt, ông Hun Sen lên tiếng

Quan chức Thái Lan cho biết tình hình biên giới với Campuchia đang bắt đầu lắng dịu và hy vọng Phnom Penh sẽ rút quân khỏi biên giới, quay lại đàm phán.

Thái Lan nói tình hình biên giới với Campuchia đang hạ nhiệt, ông Hun Sen lên tiếng

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Chỉ trong chưa đầy hai tuần, đảo Akuseki thuộc chuỗi đảo Tokara của Nhật Bản đã hứng chịu hơn 1.000 trận động đất, trong đó có những trận mạnh 5,5 độ.

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Nghị sĩ Dân chủ phát biểu hơn 5 giờ để hoãn luật chi tiêu của ông Trump

Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện phát biểu nhiều giờ liên tục để trì hoãn việc bỏ phiếu dự luật chi tiêu mà ông Trump đã đặt ra hạn chót là trước ngày 4-7.

Nghị sĩ Dân chủ phát biểu hơn 5 giờ để hoãn luật chi tiêu của ông Trump

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Nỗ lực cứu hộ trong ngày gặp nhiều khó khăn và đã phải tạm dừng dù vẫn còn 30 người mất tích sau vụ chìm phà gần hòn đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia.

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7

Đây là hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng đầu tiên Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự sau khi Việt Nam trở thành nước đối tác thứ 10 của nhóm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7

Reuters: Phó tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk

Theo Reuters, ngày 3-7, Phó tư lệnh Hải quân Nga Mikhail Gudkov đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Ukraine ở vùng Kursk, đánh dấu một trong những tổn thất lớn của quân đội Nga.

Reuters: Phó tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar