09/05/2015 08:56 GMT+7

Tiếp sức nhà nông cho con đến trường: chắt chiu từ những tấm lòng

A LỘC
A LỘC

TT- Chắt chiu nguồn hỗ trợ từ chương trình “Tiếp sức nhà nông cho con đến trường” từ hai năm trước, nhiều hộ gia đình tại Bình Thuận đã vươn lên và con cái họ có thể tiếp tục hành trình đến trường.

Trịnh Hoài Phong chăm chỉ ôn bài chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT -  - Ảnh: A Lộc

Tất nhiên trong hành trình đó những hộ nhà nông này và con cái họ cũng đã nỗ lực rất nhiều.

Những gia cảnh khó nghèo...

Ông Nguyễn Quốc Dựa (thôn Bàu Chim, xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh, Bình Thuận) tái hôn với bà Trần Thị Nương khi cả hai đã lớn tuổi và có chung với bà cậu con trai Nguyễn Trọng Quân  hai năm sau đó. Kinh tế gia đình vốn không mấy khá giả, có nhiều con cháu nhưng phần ở xa, gia cảnh cũng nghèo khó nên hầu như không đỡ đần gì cho cuộc sống của gia đình ông.

200 gốc tiêu quanh nhà là thu nhập chính nhưng do ít được đầu tư, tiêu lại còi cọc năng suất không ổn định nên dù đầu tắt mặt tối gia đình vẫn không khá lên được. Để có tiền sinh sống và nuôi con trai ăn học, bà Nương phải đi làm thuê làm mướn khắp nơi. Từ nhổ cỏ, làm bồn, cắt lúa, tỉa bắp... không việc gì bà chưa làm qua. Không thể lao động nặng nhọc, bà Nương tranh thủ thời gian đi mót lúa, trồng thêm luống rau vừa để bán vừa để cải thiện bữa ăn.

Trong khi đó hộ ông Trịnh Văn Cảnh (47 tuổi, quê Quảng Nam - ngụ xã Đức Chính, huyện Đức Linh, Bình Thuận) lại là hộ thuộc diện “nghèo trường kỳ”. Hai con của ông là Trịnh Lê Hồng Vân (sinh viên năm cuối Trường cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận) và Trịnh Hoài Phong (lớp 12A1 Trường THPT Hùng Vương).

Ông Cảnh kể cả gia đình ông sống nhờ vào 5 sào ruộng sau nhà. Những năm trúng thu hoạch được gần chục triệu đồng, năm thất thì chỉ được vài triệu, vừa lo chi phí sinh hoạt gia đình vừa nuôi hai con ăn học nên gia cảnh luôn trong tình trạng thiếu thốn, nợ nần. Do đó, vợ chồng ông phải làm thuê làm mướn khắp nơi để có thêm tiền lo cho hai con ăn học.

Ngoài làm ruộng, ông Cảnh còn đi làm phụ hồ nhưng công việc không đều. Bà Lê Thị Tám (45 tuổi, vợ ông Cảnh) cũng thợ “đụng” thật sự. Lúc trước bà may gia công chăn mền cho một công ty trên địa bàn, nhưng làm thâu đêm suốt sáng mà tiền công chẳng đáng là bao nên bà nghỉ, chuyển sang thu mua điều từ những hộ xung quanh bán lại đại lý ăn chênh lệch. Hết mùa điều, bà xin một chân phụ bán quán...

Ngoài giờ học, Nguyễn Trọng Quân phụ ba mẹ làm vườn - Ảnh: A Lộc

... Đã có sự đổi thay

Năm 2012, cùng với nhiều hộ gia đình khác trên địa bàn, ông Dựa được hỗ trợ vay vốn từ chương trình “Tiếp sức nhà nông cho con đến trường”. Nhận số vốn vay, ông bàn với vợ xây chuồng, bắt heo về nuôi, đồng thời tận dụng số cám được tài trợ.

Từ đó đến nay con heo nái đã đẻ được 6-7 lứa. Tuy tiền lời mỗi lứa heo không nhiều nhưng đã giúp gia đình giải quyết được chuyện thiếu trước hụt sau. Sau khi trả hết số nợ đã vay, đến nay ông bà đã có thêm một con heo nái. Bà Nương tính lứa heo tới này bà cũng sẽ để dành một con heo đẹp làm nái, tăng gia sản xuất. Đáp lại sự chăm lo của cha mẹ, cậu bé Nguyễn Trọng Quân luôn luôn đạt thành tích cao trong tám năm học, nhiều lần được nhận học bổng, giải thưởng.

Với gia đình ông Cảnh, sau khi nhận vốn ông đầu tư xây chuồng, bắt sáu heo con về nuôi. Lứa heo đầu tiên bán có lời, ông đầu tư mua 12 con heo mới. Cứ thế, hết lứa này ông lại đầu tư lứa khác. Sau hai năm, không chỉ trả hết số tiền vay, có tiền lo cho hai con học hành, ông còn “dôi” ra được sáu con heo để tiếp tục chăn nuôi. Ông Cảnh cho hay: “Lứa heo sắp tới tôi cũng tính để lại một con làm nái, lúc nó đẻ sẽ có heo con để nuôi thay vì phải mua heo giống như trước, sau này có thêm tiền cho thằng Phong học trên thành phố”.

Cả hai con ông đều ngoan và học giỏi. Ông cảnh nói: “Nhiều đêm giật mình thức giấc thấy con đang ngồi học bài mà ấm lòng, bao nhiêu mệt nhọc tan biến hết” . “Sắp tới em tính thi vào ngành dầu khí Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) hoặc ĐH An ninh (TP.HCM) ” - Phong cho biết. Trong khi đó, hết học kỳ này Vân sẽ ra trường, lập nghiệp với nghề sư phạm.

40 tỉ đồng tiếp sức nhà nông cho con đến trường

Chương trình “Tiếp sức nhà nông cho con đến trường” thuộc chương trình “Vì ngày mai phát triển” do báo Tuổi Trẻ thực hiện, Công ty GreenFeed Việt Nam tài trợ. Mục đích của chương trình nhằm giúp các hộ nông dân có nguyện vọng chăn nuôi vươn lên thoát nghèo, để có điều kiện nuôi con em ăn học thành tài.

Từ năm 2010-2014 với tổng số vốn tài trợ 30,5 tỉ đồng, chương trình đã đến với 1.200 hộ nông dân tại 14 tỉnh Long An, Bình Định, Hưng Yên, Đồng Nai, Bình Thuận, Bến Tre, Trà Vinh, Hải Dương, Hà Nam, Đắk Nông, Lâm Đồng, Quảng Nam, Tiền Giang, Nghệ An, trong đó sáu tỉnh Long An, Bình Định, Hưng Yên, Bến Tre, Đắk Nông, Đồng Nai được tiếp cận nguồn vốn hai lần.

Trong năm 2015, với tổng kinh phí 9,5 tỉ đồng chương trình sẽ tiếp tục triển khai đến 360 hộ nông dân tại sáu tỉnh, gồm: Bình Thuận, Trà Vinh, Hải Dương, Hà Nam, Lâm Đồng, Quảng Nam. Đây là lần thứ hai sáu tỉnh được tiếp cận với nguồn vốn.

Trong hai năm, mỗi hộ nông dân sẽ được vay 15 triệu đồng không lãi suất và hỗ trợ thức ăn chăn nuôi của GreenFeed trị giá 3 triệu đồng; 360 học sinh - sinh viên là con các hộ nông dân tham gia chương trình được nhận phần thưởng trị giá 1 triệu đồng và phần thưởng đạt thành tích học tập tốt sau mỗi năm học. Bên cạnh đó Công ty GeenFeed còn hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật chăn nuôi miễn phí trong suốt hai năm.

A LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Có bệnh mới thấy những ngày không bệnh sung sướng biết bao

Có yếu mệt mới nhận ra những ngày không còn yếu mệt là hạnh phúc đến dường nào.

Có bệnh mới thấy những ngày không bệnh sung sướng biết bao

Khát khao dấn thân cùng đất nước vươn mình

Lễ tuyên dương chính thức 444 đại biểu toàn quốc dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác 2025 do Trung ương Đoàn tổ chức tại TP.HCM.

Khát khao dấn thân cùng đất nước vươn mình

Giải cứu 5 người đi lạc trong núi sâu đêm mưa

Công an Hà Nội giải cứu thành công nhóm 5 người bị lạc trong núi Hàm Lợn. Thời điểm này trời có mưa, địa hình trơn trượt, dốc cao.

Giải cứu 5 người đi lạc trong núi sâu đêm mưa

Vinamilk tiếp sức các 'búp măng non' tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ 10 đã quy tụ 500 đại biểu thiếu nhi tiêu biểu, đại diện cho hàng triệu đội viên trên toàn quốc.

Vinamilk tiếp sức các 'búp măng non' tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Cha mẹ và con cái: Để không thành hai đường thẳng song song

Thương con nhưng vẫn giữ suy nghĩ mình cần bảo bọc con, một số phụ huynh cho mình quyền được can thiệp và kiểm soát quá mức đời tư của con.

Cha mẹ và con cái: Để không thành hai đường thẳng song song

Học sinh lớp 2 viết xuất sắc về Bác Hồ, giành giải nhất

Hai giải nhất cá nhân cuộc thi Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ năm học 2024-2025 đã được trao cho Trần Ngọc Kiều My, một học sinh lớp 2 tại Thái Bình và Đinh Diệp Linh, một học sinh lớp 5 tại Hà Nội.

Học sinh lớp 2 viết xuất sắc về Bác Hồ, giành giải nhất
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar