13/07/2009 20:27 GMT+7

Cháo gạo đỏ cá bống thệ

TS.BS TRẦN BÁ THOẠI (Bệnh viện Đà Nẵng)
TS.BS TRẦN BÁ THOẠI (Bệnh viện Đà Nẵng)

TT - Ở Huế, điểm tâm hay ăn khuya có một món bình dân nhưng rất thanh tao, khá ngon miệng và hợp dinh dưỡng đó là cháo gạo đỏ ăn với cá bống thệ kho rim.

Phóng to
Cháo gạo đỏ và cá bống, tôm kho rim - Ảnh: THÁI LỘC

Gạo đỏ dùng để nấu cháo là gạo đặc biệt - người địa phương gọi là gạo hẻo rằn hay gạo chiêm - được xay xát vừa phải để còn lớp cám mỏng quanh hạt. Có người dùng luôn gạo lứt để khi nấu hạt cháo ít nát và giữ được mùi thơm béo đặc thù của loại gạo quý này. Nồi cháo gạo hẻo rằn dành riêng để ăn với cá bống thệ kho rim phải được nấu theo “kiểu Huế”, rất công phu và tốn thời gian: cho nhỏ lửa và đun lâu, hạn chế đảo quậy để hạt gạo nở to, mềm nhưng không bị nát nhừ như khi nấu các loại cháo cá khác.

Cá bống ở VN có khá nhiều loại to nhỏ khác nhau như: bống tượng, bống dừa, bống đao, bống kèo, bống bùn (cá thòi lòi), bống cát, bống mũ, bống sao, bống trứng... Riêng cá bống kho khô để ăn với cháo ở Huế là loài cá bống thệ.

Cá bống này có tên như thế vì thường đánh bắt được ở nơi nước chảy xoáy (thệ thủy: nước xoáy) như vùng Vỹ Dạ, Truồi... Cá bống thệ to hơn cá bống cát sông Trà Khúc, phần thân cá bống thệ rất giống cá thòi lòi miền Nam.

Cá bống đánh bắt về rửa sạch, làm ruột, giữ lại trứng, ướp mắm muối, tiêu... khoảng nửa giờ mới đem kho rim - kho ít nước, lửa liu riu nên thời gian kho rất lâu như rim mứt - với thịt heo mỡ thái nhỏ; kiểu kho rim này gần giống kho tộ của miền Nam. Nồi cá bống thệ được nêm rất nhiều ớt chín đỏ để nguyên trái (không dùng ớt xanh vì sẽ xỉn màu, xấu nồi cá), rau răm và đường bát chẻ thành viên, điểm đặc biệt là không bao giờ nêm thêm bột ngọt hoặc ruốc như khi kho các loại cá khác.

Khi dọn ra đĩa, thịt cá bống thệ thường vàng ươm, gần như trong suốt, còn thân cá săn cứng và cong lại như chữ C, người Huế gọi “cá ngó đuôi” là đúng kiểu.

Dưới góc độ ẩm thực và dinh dưỡng, món cháo gạo đỏ cá bống thệ kho rim đúng là một món ăn ngon và độc đáo: vừa rất đặc hữu địa phương (con cá và cách rim) vừa có giá trị dinh dưỡng tốt. Theo kinh nghiệm địa phương và đông y, cháo gạo đỏ cá bống thệ rất hiền, có thể dùng cho người bình thường, người già và cả người bệnh.

TS.BS TRẦN BÁ THOẠI (Bệnh viện Đà Nẵng)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar