29/04/2022 12:49 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chàng trai trẻ đam mê làm cổ phục sân khấu

Bài và ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Bài và ảnh: NGỌC PHƯỢNG

TTO - Vốn làm diễn viên biểu diễn ảo thuật, trong một lần phụ chuẩn bị trang phục biểu diễn thấy bị thiếu đồ, Nguyễn Trọng Tín (27 tuổi, quận 12, TP.HCM) quyết định rẽ hướng sang làm chuyên trang phục cổ.

Chàng trai trẻ đam mê làm cổ phục sân khấu - Ảnh 1.

Nguyễn Trọng Tín làm đồ cổ trang đến nay cũng đã được 7 năm

Học ảo thuật và đi diễn từ năm cấp 3, đến khi rời quê Đắk Lắk lên TP.HCM, Nguyễn Trọng Tín quyết định theo học lớp diễn trong sân khấu kịch. Ban đầu anh được cùng đoàn phụ làm đồ và đạo cụ cho các vở kịch thiếu nhi, dần về sau làm đồ cho các vở diễn lớn. Trong một lần đi diễn thấy trang phục bị thiếu, Tín nảy ra ý định làm chuyên về trang phục, dần anh đam mê và gắn bó đến giờ. 

Để có thể thuần thục về trang phục các vở diễn như bây giờ, Tín đã phải may rồi bỏ đi rất nhiều bộ vì sai chi tiết. Thời gian đầu, do tay ngang, anh mất khoảng 3 tuần mới làm ra được bộ hoàn chỉnh đầu tiên.

Trung bình mỗi bộ được Tín làm 4 - 15 ngày, tùy vào chi tiết của trang phục. Giá thuê từ vài trăm nghìn đến vài triệu, giá bán có khi lên đến chục triệu đồng.

Tín chuyên làm về trang phục, đạo cụ, nón, giày… Đồ anh làm đa số được dùng để diễn ở các sân khấu cải lương, đóng video, quay MV…

Một bộ trang phục hoàn chỉnh phải qua nhiều công đoạn: tìm mẫu theo yêu cầu của khách, hoặc anh tự tìm sao cho phù hợp với vai diễn, chỉnh sửa thiết kế, in mẫu, tìm vải và các họa tiết cần cho trang phục, đo, cắt may, ráp áo, trang trí, sơn phủ,…

Anh chia sẻ: "Công đoạn tìm mẫu, họa tiết quan trọng đối với công việc làm trang phục, đặc biệt đối với đồ lịch sử, vừa phù hợp với nhân vật, phù hợp với thời kỳ, diễn viên mặc lên sân khấu trước hết phải đẹp và tôn dáng, mang được phong thái của nhân vật, đúng thời kỳ lịch sử.

Khi làm xong mới hiểu được giá trị và công sức bỏ ra, và nhìn thấy nghệ sĩ mặc trang phục mình làm trình diễn tự tin, mình cảm thấy thích lắm".

Chàng trai trẻ đam mê làm cổ phục sân khấu - Ảnh 2.

Cái khó khi làm trang phục là tìm họa tiết, tìm mẫu của các trang phục, đó cũng là công đoạn đầu tiên khi làm trang phục cổ

Chàng trai trẻ đam mê làm cổ phục sân khấu - Ảnh 3.

Anh Tín cho biết làm công việc này hoàn toàn thủ công nên mất nhiều thời gian, và phải có lòng yêu nghề cùng máu nghệ thuật mới nuôi được lửa đam mê

Chàng trai trẻ đam mê làm cổ phục sân khấu - Ảnh 4.

Phủ lớp sơn đen để tạo độ bóng ánh, tăng độ bám dính của màu cho trang phục

Chàng trai trẻ đam mê làm cổ phục sân khấu - Ảnh 5.

Các chi tiết của chiếc mũ được làm tỉ mỉ

Chàng trai trẻ đam mê làm cổ phục sân khấu - Ảnh 6.

Anh Tín làm giày cho các bộ trang phục thêm hoàn chỉnh

Chàng trai trẻ đam mê làm cổ phục sân khấu - Ảnh 7.

Giá thuê và giá bán dao động từ vài trăm nghìn đến chục triệu đồng mỗi bộ, tùy vào độ chi tiết của trang phục

Chàng trai trẻ đam mê làm cổ phục sân khấu - Ảnh 8.

Trung bình một bộ được anh Tín làm từ 4 - 15 ngày sẽ hoàn thành

‘Các cụ đã chọn mình theo ngành cổ phục’

TTO - Đó là câu trả lời hóm hỉnh nhưng cũng rất lý thú của cô gái sinh năm 2000 Nguyễn Thị Quỳnh Nga (Hà Nội) khi được hỏi tại sao lại lựa chọn nghiên cứu và phục dựng cổ phục Việt.

Bài và ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 3: Khi bằng cấp chưa là đáp số cuối cùng

Ra trường với tấm bằng tốt nghiệp bao năm đèn sách, ai cũng mong tìm được việc ổn định, lương khá. Tuy nhiên thực tế không như mơ, nhiều bạn đối mặt với sự thất vọng khi liên tục bị từ chối hoặc nhận mức lương không như mong muốn.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 3: Khi bằng cấp chưa là đáp số cuối cùng

Thế hệ áo xanh thời 'số hóa' tri ân thế hệ 'đào núi, lấp biển'

Đoàn Thanh niên cả nước vừa có nhiều hoạt động tri ân các cựu thanh niên xung phong - thế hệ những người đào núi, lấp biển cống hiến cho cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng đất nước.

Thế hệ áo xanh thời 'số hóa' tri ân thế hệ 'đào núi, lấp biển'

Mua nhà sớm bất kể áp lực thị trường

Giữa biến động kinh tế toàn cầu, giá nhà leo thang chóng mặt trong bối cảnh thiếu nhà ở ngày càng nghiêm trọng khiến không ít người trẻ từ bỏ giấc mơ sở hữu nhà riêng nhưng lại có những bạn trẻ gen Z vẫn quyết tâm sở hữu nhà riêng.

Mua nhà sớm bất kể áp lực thị trường

Học nghề để nuôi chữ sau tốt nghiệp

Hoàn tất kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều bạn học sinh dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk đã chọn học nghề để sớm có việc làm, theo đuổi ước mơ con chữ.

Học nghề để nuôi chữ sau tốt nghiệp

Chợ vải thiều ở Bắc Ninh 'gây sốt' nhờ bộ ảnh đẹp như phim trường

Có mặt tại chợ vải xã Lục Ngạn (Bắc Ninh) từ 4h30, nhiều du khách choáng ngợp trước hàng ngàn chiếc xe chở vải thiều đỏ rực.

Chợ vải thiều ở Bắc Ninh 'gây sốt' nhờ bộ ảnh đẹp như phim trường

Gen Z tẩn mẩn nặn gốm, chữa lành giữa lòng phố thị

Giữa phố xá ồn ào, xưởng gốm trên đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội mang đến không gian yên bình, chữa lành và khơi nguồn sáng tạo.

Gen Z tẩn mẩn nặn gốm, chữa lành giữa lòng phố thị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar