25/02/2019 11:15 GMT+7

Chàng trai Slovakia đi tìm lá diêu bông

NGỌC DIỆP
NGỌC DIỆP

TTO - Rado cứ quay sang trìu mến nhìn người vợ Việt khuyết tật. Anh áp chặt tay mình vào bàn tay cô để san sẻ hơi ấm và đặt lên má cô nụ hôn yêu thương. Câu chuyện chàng trai Tây đã tìm thấy lá diêu bông...

Chàng trai Slovakia đi tìm lá diêu bông - Ảnh 1.

Hạnh phúc bên nhau - Ảnh nhân vật cung cấp

Lần đầu hẹn Vũ Kim Anh ở Hải Phòng, tôi may mắn được gặp cả Rado, chồng cô, bay về Việt Nam. 

Đẩy xe lăn đưa người vợ khuyết tật đôi chân ra quán cà phê, anh âu yếm bế cô lên bậc thềm, rồi nhẹ nhàng đặt cô trên chiếc ghế hướng ra sân trời ngập tràn nắng gió bình minh.

Tôi đã thấy Kim Anh ngồi xe lăn trong Facebook trước khi được gặp nhau. Nhưng không sao cả, với tôi, cô ấy vẫn rất đẹp, vẫn tuyệt vời...

RADO xúc động tâm sự

Từ hai phương trời cách biệt

Ngược thời gian trở lại năm 2012, cặp đôi hạnh phúc này còn là hai mảnh đời cách biệt nhau nửa vòng trái đất. Ấy vậy mà tình duyên thật kỳ lạ! 

Ngày đó, Kim Anh tham gia mạng ICQ, chat với người nước ngoài để nâng cao khả năng tiếng Anh. Tình cờ cô chat với Rado, một người Slovakia, tên thật là Radimír Šutek. Anh biết tiếng Anh rất ít, nhưng lại biết chút tiếng Việt. Chat qua chat lại, hai người nghĩ bụng: "Thôi, không chat được tiếng Anh thì dạy nhau tiếng Việt vậy".

Thời điểm ấy, Rado đang làm việc tại một nhà máy sản xuất linh kiện điện tử ở Czech, nơi có khoảng 200 người Việt đồng nghiệp. Anh kết thân những người này và thường nói chuyện với họ bằng... tay chân. Anh rất thích chơi với họ, được họ dạy tiếng Việt và mê dần văn hóa đất nước này.

Rồi sau hai năm trò chuyện thân tình trên mạng với Kim Anh, Rado quyết sang Việt Nam thăm cô. Kim Anh rất bất ngờ! 

Lòng cô chỉ nghĩ chat giao lưu bạn bè. Cô chưa bao giờ tâm sự hoàn cảnh của mình với Rado. Khi mẹ mang thai Kim Anh, nước ối bị cạn, cô ra đời thiếu tháng. Não cô bị ảnh hưởng, làm liệt đôi chân, không thể tự đi lại được.

Chàng trai Slovakia đi tìm lá diêu bông - Ảnh 3.

Rado và Vũ Kim Anh

Không đầu hàng nghịch cảnh

Cuộc đời không được may mắn như bao người, Kim Anh sau khi học xong cấp III tiếp tục học tại chức tiếng Anh, rồi xin việc làm. 

"Hoàn cảnh em không dễ tìm việc, nên ở nhà dịch thuật, thi thoảng có học sinh thì dạy, hoặc dạy online cho vui. Tham gia hội sống độc lập do một chị khuyết tật mở, em đến đó dạy tiếng Anh miễn phí cho những người khuyết tật khác. Em thích công việc này vì rất vui. Có đợt, em về quê Hải Dương, lập tủ sách cho trẻ làng, rồi mở lớp kèm các em ấy buổi tối, mấy tháng sau mới về Hải Phòng" - Kim Anh kể.

Kim Anh nói cô không muốn bị gọi khuyết tật. Hồi bé, khi mẹ đưa cô ra đường, cô đã hỏi mẹ: "Con có gì mà người ta cứ nhìn vậy?". Sau này, cô hiểu thái độ của mình sẽ quyết định đến thái độ mọi người ứng xử với mình.

"Hồi bé, em chỉ ở trong nhà, làm bạn với sách. Sách đã mở ra cho em một chân trời mới. Em chỉ coi việc không đi được là một sự bất tiện. Có những việc mọi người làm mất 10 phút, mình làm mất nửa tiếng nhưng vẫn làm được mà" - Kim Anh chia sẻ.

Chàng trai Slovakia đi tìm lá diêu bông - Ảnh 4.

Rado nguyện chở che Kim Anh suốt cả cuộc đời - Ảnh nhân vật cung cấp

Anh nhìn em, chứ không nhìn xe lăn

Dù đã rất thân trên mạng, Rado vẫn quá xa xôi cách biệt. Chưa bao giờ Kim Anh mơ mộng gì về anh. Về phía mình, sau hai năm làm quen trên mạng, Rado đã thầm nghĩ Kim Anh chính là nửa mảnh đời không thể thiếu. "Khi Kim Anh say mê nói về sách văn học, tôi đã nghĩ cô ấy chính là người con gái dành cho mình" - Rado chia sẻ.

Cho đến khi cuốn sách Rado tặng Kim Anh được bưu điện gửi tận nhà, cha mẹ cô rất bất ngờ vì con mình ngồi một chỗ mà quen người nước ngoài. Ngày Rado sang Việt Nam, cả gia đình cùng ra đón khiến anh rất xúc động! Tuy nhiên, khi Rado tỏ bày tình yêu với Kim Anh, cô đã bối rối. "Chỉ vì lúc đó em còn rất trẻ, em muốn được trải nghiệm thêm cuộc sống. Hơn nữa, anh ấy ở xa quá" - cô nhớ lại.

Dù bị từ chối, nhưng suốt hai năm sau đó Rado vẫn kiên trì giữ liên lạc. Hễ có tiền là anh lại sang Việt Nam thăm Kim Anh. Bố mẹ cô rất quý sự chân tình của Rado, nên vẫn ân cần đón tiếp anh. Nhưng có lần Rado về Việt Nam, Kim Anh đã "trốn" vào tận TP.HCM chơi với bạn.

"Hồi đó em còn trẻ và muốn mọi chuyện diễn tiến bình thường. Mối quan hệ của em và Rado lại gây chú ý. Mọi người cứ nói vào rằng em thế này sao kiếm được người tốt hơn? Rado thì năm nào cũng sang, nhà em năm nào cũng tiếp, tự dưng em cảm thấy rất khó xử nên lẩn tránh anh ấy" - Kim Anh tâm sự.

Rado thì lại khác. Gặp cô gái Việt này, anh cảm thấy động lực thay đổi đời mình. Bị Kim Anh từ chối, anh không nản lòng mà vẫn bay từ Slovakia sang thăm gia đình Kim Anh.

Công việc ở nhà máy linh kiện điện tử đơn điệu, muốn sang Việt Nam chơi với Kim Anh cũng rất khó. Rado quyết sang Áo làm điều dưỡng, chăm người già, hi vọng một ngày sẽ dành đủ tiền để đón cô dâu Việt...

Rồi tiếp tục thêm thời gian qua lại chân tình nữa đã giúp Kim Anh và Rado cảm thấy họ thật sự không thể thiếu nhau. Cô cảm nhận rõ Rado thật sự yêu mình. "Anh ấy nhìn em, chứ không nhìn cái xe lăn. Anh ấy hiểu tính em, chấp nhận sự ẩm ương, dở hơi của em. Ngay cả khi em nói em còn trẻ, chưa muốn kết hôn, anh ấy vẫn chờ..." - Kim Anh xúc động.

Chàng trai Slovakia đi tìm lá diêu bông - Ảnh 5.

Hạnh phúc bên nhau - Ảnh nhân vật cung cấp

Và chuyện tình từ hai phương trời xa xôi đã không còn cách biệt. Tháng 3-2018, đôi lứa chính thức trao nhẫn kết hôn. Rado đã phải trải qua rất nhiều thủ tục để đến được với cô dâu Việt. Khi được yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân, anh trả lời rõ ràng bằng tiếng Việt: "Kim Anh là vợ số một, là đầu tiên, là mãi mãi!".

Đám cưới thật vui nhưng không rình rang. Rado muốn làm giản dị vì: "Tôi muốn cha mẹ Kim Anh tiết kiệm tiền để lo cho hai em cô ấy. Còn Kim Anh giờ đã có tôi bảo bọc rồi".

Kim Anh xúc động kể từ khi có Rado, mẹ đã yên tâm giao cô cho anh chăm sóc. Rado vẫn làm việc tại Áo, công việc mỗi tháng chỉ tập trung hai tuần, nên anh có thời gian về Việt Nam thăm vợ.

Cuối năm ngoái, Kim Anh đã có bé thơ kháu khỉnh tại Hải Phòng bằng sinh mổ. Sức khỏe mẹ con đều tốt. Bé trai nặng 2,6kg. Từ xa, Rado nhắn cho vợ bằng tiếng Việt: "Vợ, anh yêu em, yêu con mình". Thu xếp được việc, anh lập tức bay sang gặp vợ con.

Đôi lứa ôm con, trao nhau nụ hôn yêu thương…

Ai rồi cũng tìm được hạnh phúc cho mình

"Em vẫn nghe bạn bè than thở rằng tìm được một người chân tình yêu mình rất khó, nhất là với người khuyết tật. Em thì nghĩ nếu mình tự ti thì tự mình đã cản trở bản thân. Ngược lại, nếu mình tự tin với chính con người mình, không nghĩ đến khuyết tật, tự dưng mọi người ở bên cạnh sẽ đối xử với mình như bình thường. Ai rồi cũng tìm được hạnh phúc cho mình" - Kim Anh chia sẻ. Cô sinh năm 1990, Rado hơn người vợ Việt 12 tuổi...

TTO - Bỏ công việc kỹ sư tại Úc, Neil lựa chọn đến bên Nguyễn Thị Vân - người phụ nữ Việt Nam mà anh yêu. Mỗi sớm mai thức giấc, Neil thủ thỉ bên tai Vân: “Hôm nay anh vẫn đang yêu em”. Vân là một phụ nữ khuyết tật, giám đốc Trung tâm Nghị lực sống.

NGỌC DIỆP

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 1: Đất thiêng giữa Kinh thành

Những người phương Tây khi đến Huế xưa đã ngỡ ngàng ngợi ca về một kinh đô tuyệt đẹp với biết bao câu chuyện thần thánh, thiêng liêng, diệu kỳ.

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 1: Đất thiêng giữa Kinh thành

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar