13/02/2022 10:36 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chăm sóc sức khỏe cho trẻ khi trở lại trường ra sao?

THU HIẾN
THU HIẾN

TTO - Nguy cơ nhiễm bệnh khi trẻ đi học trực tiếp sẽ không nhiều nếu nhà trường, thầy cô, phụ huynh cùng phối hợp để có sự chuẩn bị tốt, giúp trẻ an toàn khi quay lại trường cho dù có nhiều biến thể COVID-19 mới xuất hiện.

Chăm sóc sức khỏe cho trẻ khi trở lại trường ra sao? - Ảnh 1.

Giáo viên đeo khẩu trang cho học sinh lớp 1 Trường tiểu học Lương Định Của (quận 3, TP.HCM) trong ngày tập trung - Ảnh: ANH KHÔI

ThS.BS CKI Mai Quang Huỳnh Mai, phó khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), học trực tuyến quá lâu đã bộc lộ rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tâm sinh lý và khả năng học tập của trẻ. 

Nguy cơ nhiễm bệnh khi trẻ đi học trực tiếp sẽ không nhiều nếu nhà trường, thầy cô, phụ huynh cùng phối hợp để có sự chuẩn bị tốt, giúp trẻ an toàn khi quay lại trường cho dù có nhiều biến thể COVID-19 mới xuất hiện.

Chú ý 4 nhóm thực phẩm

Về dinh dưỡng, đối với bữa ăn sáng, phụ huynh cần chú trọng đầy đủ dưỡng chất vì đây là nguồn cung cấp năng lượng cho trẻ hoạt động và học tập hiệu quả tại trường. Cần dành đủ thời gian cho trẻ ăn sáng tại nhà (có thể đánh thức trẻ dậy sớm hơn khoảng 10-15 phút nếu cần để trẻ không phải ăn sáng trong tâm trạng vội vã).

Phụ huynh nên chuẩn bị bữa ăn sáng với đầy đủ bốn nhóm thực phẩm (chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất) không phải là những thức ăn nhanh mua vội trên đường đi học vừa không đủ dinh dưỡng vừa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có thể cung cấp cho trẻ một số loại snack ngũ cốc để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ vào giờ giải lao.

Bữa trưa nếu trẻ phải học hai buổi tại trường, không thể đón trẻ về nhà thì một trong những biện pháp giúp trẻ an toàn khi học tại trường là cho trẻ mang theo hộp cơm ăn tại trường trong tình huống nhà trường chưa thể tổ chức cho trẻ ăn tập trung an toàn. 

Bác sĩ Mai lưu ý thời tiết hiện nay khá nóng và oi bức, trẻ vận động sẽ đổ mồ hôi dẫn đến thiếu nước và điện giải, vì vậy chúng ta cần lưu ý chuẩn bị cho trẻ đủ nước (nước lọc, nước trái cây, nước có điện giải) và chất xơ, vitamin (rau củ quả, trái cây…) trong khẩu phần mang theo. 

Cần lưu ý chuẩn bị các phương tiện bảo quản thức ăn cho trẻ, tránh tình trạng thức ăn bị hư hỏng do thời tiết nóng bức.

Với bữa tối, đây là bữa ăn hạnh phúc nhất trong ngày vì cả gia đình được ăn cùng nhau, nên chuẩn bị những món ngon miệng hợp khẩu vị trẻ, đủ dưỡng chất, cần lưu ý giờ ăn tối phù hợp (khoảng 1-2 giờ sau khi từ trường về) để trẻ không quá đói. 

Thiết kế chế độ ăn cho trẻ đầy đủ dưỡng chất theo nguyên tắc "my plate", trong đó chú trọng chất đạm (ưu tiên đạm quý có giá trị sinh học cao như thịt, cá, trứng, sữa...), rau xanh, trái cây cùng với lượng tinh bột vừa phải, hạn chế thực phẩm nhiều đường đơn (bánh kẹo ngọt, nước ngọt…), thức ăn nhanh chiên rán với dầu mỡ có nhiều axit béo bão hòa.

Chăm sóc sức khỏe cho trẻ khi trở lại trường ra sao? - Ảnh 2.

Giáo viên Trường tiểu học Trần Hưng Đạo (quận 1, TP.HCM) đón học sinh lớp 1 và hướng dẫn rửa tay sát khuẩn trước khi lên lớp trong buổi tập trung sáng 11-2 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Thay đổi thói quen vận động, ngủ đủ giấc

Bác sĩ Huỳnh Mai cho biết tập luyện thể thao trở thành "xa xỉ" trong thời điểm giãn cách xã hội, hậu quả trẻ ngày càng trở nên lười vận động, thụ động và tỉ lệ béo phì, mắc tật khúc xạ mắt tăng cao. 

Phụ huynh nên hạn chế tối đa việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử ngoài giờ học online, vận động trong nhà, tìm mọi cơ hội cho trẻ được vận động vừa sức như yêu cầu trẻ phụ giúp làm việc nhà không dùng máy móc, lên xuống cầu thang, đi bộ trong khuôn viên nhà, chơi bóng rổ trong sân nhà…

Để chuẩn bị cho trẻ đi học lại chúng ta cần rèn lại cho trẻ có giờ giấc ngủ hợp lý, số lượng giờ ngủ trong ngày hợp lý như sau: Trẻ mầm non (10 - 13 giờ), tiểu học + THCS (9 - 11 giờ), THPT (8 - 10 giờ). Bác sĩ Huỳnh Mai nhấn mạnh giấc ngủ trưa (dù ngắn) nhưng có thể giúp trẻ học hiệu quả vào buổi chiều. 

Trẻ cần đi ngủ sớm vào buổi tối (khoảng 21h) để não trẻ được nghỉ ngơi, qua đó giúp trẻ có thể thức dậy sớm vào sáng hôm sau để chuẩn bị cho một ngày mới học tập hiệu quả hơn. Không cho trẻ dùng thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ.

Kỹ năng ăn uống an toàn

Bên cạnh đó, cần huấn luyện cho trẻ kỹ năng ăn uống an toàn tại trường (khử khuẩn tay trước khi ăn, cởi bỏ khẩu trang đúng cách, ngồi giãn cách với các bạn ở vị trí thông thoáng gió, không nói chuyện trong khi ăn, đeo khẩu trang mới sau khi ăn...).

Chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà, điều gì không nên làm?

TTO - Sau kỳ nghỉ tết, các tỉnh thành đồng loạt cho học sinh đi học lại. Dự báo số trẻ mắc COVID-19 có thể tăng, nhất là những em chưa được tiêm vắc xin. Cha mẹ cần làm gì nếu chẳng may trẻ thành F0?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar