21/07/2025 13:32 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chăm lo tốt cho dân để dân giữ đất

Lần đầu tiên sẽ có mô hình trường phổ thông nội trú liên cấp tiểu học - THCS tại 248 xã biên giới, trước năm học mới 2025 - 2026 sẽ thí điểm cải tạo hoặc xây mới 100 trường ở dải đất vùng biên.

học trò - Ảnh 1.

Học trò tại điểm trường Tắk Pổ (Quảng Nam cũ, nay là Đà Nẵng) tập trung tới phòng học để xem tivi sau giờ ăn tối - Ảnh: T.B.D.

Có thể thấy quyết định của Bộ Chính trị có ý nghĩa rất lớn, nhằm hiện thực hóa chủ trương chăm lo đời sống người dân đang sinh sống, bám trụ ở vùng biên giới.

Bởi dân sinh sống, an cư lạc nghiệp dọc dải đất vùng biên là lời khẳng định về chủ quyền lãnh thổ, là giải pháp bền vững để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.

Từ cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện, nước sạch đến sự chăm lo về y tế và giáo dục là những gì phải được quan tâm đúng mức và hiệu quả để người dân vùng biên không chỉ an toàn, ổn định đời sống vật chất mà còn được chăm lo về tinh thần, nâng cao dân trí.

Trong nhiều thập kỷ qua đã có nhiều chính sách đối với nhà giáo, với học sinh và ngành giáo dục ở những địa bàn khó khăn, biên giới hải đảo.

Nhưng một mô hình trường học phù hợp có lẽ mới thay đổi căn bản về sự học ở nơi này. Mô hình trường phổ thông nội trú hiện nay vốn chỉ mở ra với học sinh cấp THPT theo quy hoạch mỗi tỉnh một trường.

Ở vùng biên giới, đối tượng được vào học trường nội trú phải ở địa bàn đặc biệt khó khăn, là người dân tộc thiểu số.

Trong một thời gian rất dài, hệ thống trường học từ mầm non đến THCS phải duy trì các điểm lẻ đến thôn bản, cử giáo viên cắm bản vì đặc thù vùng cao học sinh ở rải rác, đi lại khó khăn, bị chia cắt bởi sông suối nguy hiểm.

Có những trường vùng cao tồn tại đến vài chục điểm lẻ. Chưa kể những hy sinh thầm lặng của giáo viên cắm bản, bất cập hơn cả với trẻ em vùng khó khăn là chịu thiệt thòi trong tiếp cận giáo dục có chất lượng.

Trẻ ở điểm lẻ chỉ có thể vượt qua ngưỡng mù chữ và phổ cập ở mức thấp thể hiện ở kết quả dạy chữ. Các em ít được quan tâm đến tinh thần, đến kỹ năng, đến việc mở rộng hiểu biết xã hội.

Từ bất cập này, nhiều địa phương đã phát triển mô hình bán trú dân nuôi. Có nghĩa thầy cô và phụ huynh cùng góp công, góp của đưa trẻ về trường chính, góp gạo, chia nhau nấu ăn, chăm lo cho trẻ.

Nhưng hệ thống trường học này hiện vẫn gặp nhiều bất cập: cơ sở vật chất thiếu thốn, thiếu phòng học, thiếu phòng ở, thiếu nhà công vụ cho giáo viên, điều kiện về điện, nước sinh hoạt đều khó khăn.

Nhìn từ thực trạng này để thấy chủ trương xây trường nội trú cho học sinh cấp tiểu học và THPT không phải chỉ là cách thay đổi tên gọi từ "bán trú" sang "nội trú" mà là sự thay đổi về cả quy mô và chất lượng.

Sẽ có rất nhiều việc phải làm, trong đó với ngành giáo dục phải bắt tay vào rà soát, sửa đổi, bổ sung hàng loạt quy định liên quan để tạo hành lang pháp lý cho mô hình mới hoạt động sau khi những ngôi trường mới được mở cửa, khuyến khích động viên đối với người học, người dạy.

Ở những nơi "trường ra trường, lớp ra lớp" thì khoảng cách giáo dục giữa vùng biên giới khó khăn và đô thị phát triển mới được rút ngắn, công bằng trong tiếp cận xã hội, từ đó mới được thực thi một cách thực chất.

Việc này không chỉ mang ý nghĩa nhân văn mà còn góp phần thực hiện mục tiêu giữ gìn an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng trường học tại 248 xã biên giới đất liền

Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng các trường phổ thông nội trú liên cấp tiểu học và trung học cơ sở tại 248 xã biên giới đất liền.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nói với nhau về 'tư duy lạc hậu'

Ngay khi triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp, lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhiều lần nhấn mạnh phải vận hành theo hướng chuyển từ 'quản lý' sang 'phục vụ và đổi mới, sáng tạo'.

Nói với nhau về 'tư duy lạc hậu'

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Phổ điểm không thể đẹp nếu thiếu chuẩn hóa

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 khép lại trong sự thở phào của nhiều thí sinh và giáo viên, khi phổ điểm hai môn từng bị đánh giá là khó (toán và tiếng Anh) được một số chuyên gia nhận xét là "đẹp bất ngờ".

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Phổ điểm không thể đẹp nếu thiếu chuẩn hóa

Từ hai vụ khởi tố về an toàn thực phẩm

Mới đây, 18 cán bộ ở Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) bị khởi tố với cáo buộc nhận hối lộ hàng trăm tỉ đồng để cấp khống cho 10.000 giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm cho một số công ty tại Hà Nội và các tỉnh thành.

Từ hai vụ khởi tố về an toàn thực phẩm

Nhìn lại mục đích kỳ thi tốt nghiệp

Đến thời điểm này, khi Bộ GD-ĐT đã công bố phổ điểm chi tiết của từng môn thi thì dư luận vẫn tranh cãi dữ dội về độ khó dễ của đề thi, nhất là đề thi môn toán và tiếng Anh.

Nhìn lại mục đích kỳ thi tốt nghiệp

Bước ngoặt xanh của thủ đô

Hà Nội đang đứng trước một quyết định mang tính lịch sử. Theo chỉ thị của Thủ tướng, từ ngày 1-7-2026 xe máy chạy xăng sẽ bị cấm lưu thông trong khu vực vành đai 1.

Bước ngoặt xanh của thủ đô

Giảm rác thải nhựa cần thực chất hơn

Thừa Thiên Huế (nay là TP Huế) từng có công văn cấm dùng chai nước sử dụng một lần, thay thế vào đó là chai thủy tinh đựng nước đun sôi để nguội.

Giảm rác thải nhựa cần thực chất hơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar