22/03/2024 21:48 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chậm cấp gạo hỗ trợ, nhiều trường học ở vùng cao Yên Bái phải vay gạo để nấu ăn cho học sinh

Do chậm cấp gạo hỗ trợ nên nhiều trường học ở huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) phải huy động phụ huynh, cơ sở kinh doanh cho vay, mượn gạo để có gạo nấu ăn cho học sinh bán trú.

Kho gạo của Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Khao Mang (huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) trống trơn - Ảnh: C.TUỆ

Kho gạo của Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Khao Mang (huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) trống trơn - Ảnh: C.TUỆ

Hai tuần nay, nhiều trường bán trú tại huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) phải "cầu cứu" chính quyền địa phương, huy động phụ huynh học sinh và các cơ sở kinh doanh cho mượn, vay gạo để nấu ăn cho học sinh bán trú do chậm nhận được gạo hỗ trợ.

Theo quy định tại nghị định số 116-2016 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, mỗi học sinh bán trú được hỗ trợ 15kg gạo/tháng.

Thông thường đầu tháng 3 hằng năm, các trường học bán trú trên địa bàn huyện Mù Cang Chải được cấp phát gạo hỗ trợ cho học sinh ăn trong học kỳ 2. Tuy nhiên năm nay (đến ngày 22-3) tất cả các trường bán trú trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đều chưa nhận được gạo hỗ trợ.

Kho gạo trống trơn

Khoảng 9h sáng 22-3, phóng viên Tuổi Trẻ Online tới Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Khao Mang (huyện Mù Cang Chải), cũng là lúc anh Thào A Khày (nhân viên nhà trường) vừa đi vay thêm 30kg gạo từ phụ huynh học sinh về để nấu cho học sinh bán trú ăn bữa trưa.

"Gạo hỗ trợ cho học sinh hết nên nhà trường đã vận động các phụ huynh cho vay 15kg/học sinh để nấu ăn, khi nào được cấp gạo hỗ trợ thì nhà trường trả lại" - anh Thào A Khày nói rồi vội vàng mang gạo vào bếp nấu ăn.

Anh Thào A Khày đi lấy gạo từ nhà phụ huynh học sinh về để nấu cho học sinh bán trú - Ảnh: C.TUỆ

Anh Thào A Khày đi lấy gạo từ nhà phụ huynh học sinh về để nấu cho học sinh bán trú - Ảnh: C.TUỆ

"Kho gạo bây giờ sạch lắm, không còn gì" - cô Dương Thị Liễu, phó hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Khao Mang, nói khi phóng viên đề nghị dẫn xuống kho gạo của trường.

Đứng trong kho gạo trống trơn, cô Liễu cho hay, từ đầu tháng 3, gạo hỗ trợ cho 515 học sinh bán trú đã sử dụng hết, trong khi nhà trường chưa nhận được gạo hỗ trợ trong học kỳ 2.

Do đó, hai tuần nay nhà trường đang huy động mượn 15kg gạo mỗi học sinh bán trú, để có gạo nấu ăn cho các em hằng ngày. Đến ngày 22-3, nhà trường đã mượn của phụ huynh học sinh khoảng 12 tấn gạo.

"Như các bạn đã thấy, kho đã hết sạch gạo. Hôm nay và ngày mai học sinh về nghỉ cuối tuần, nhà trường tiếp tục vận động phụ huynh cho mượn để có gạo nấu ăn cho các em vào tuần tới" - cô Liễu nói, và cho biết việc mượn gạo này đến khi nào được cấp gạo mới thì thôi.

Cô Liễu cho biết theo văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái thì sẽ cấp gạo hỗ trợ cho học sinh xong trước 10-4.

"Mỗi ngày nhà trường cần khoảng 260kg gạo để nấu ăn cho hơn 500 em. Nếu tình trạng này càng kéo dài, nhà trường cũng khó xoay xở vì hầu hết học sinh của trường đều là dân tộc Mông, trong đó 50% học sinh thuộc diện hộ nghèo, không phải nhà nào cũng có sẵn gạo" - cô Liễu nói.

Sổ ghi chép số lượng gạo mà Trường THCS Khao Mang vay, mượn từ phụ huynh học sinh các lớp để sau này trả lại - Ảnh: C.TUỆ

Sổ ghi chép số lượng gạo mà Trường THCS Khao Mang vay, mượn từ phụ huynh học sinh các lớp để sau này trả lại - Ảnh: C.TUỆ

Nhà trường mong được cấp gạo sớm

Còn tại Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Hồ Bốn cũng trong cảnh hết gạo hỗ trợ từ ngày 8-3. Để có gạo nấu ăn cho 635 học sinh bán trú, nhà trường huy động phụ huynh học sinh đóng góp được gần 5 tấn gạo, đi vay của hộ kinh doanh bên ngoài 4 tấn gạo.

Thầy Nguyễn Xuân Trường, hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Hồ Bốn, cho biết như những năm trước, nhà trường chỉ dự trữ gạo đảm bảo cho các em ăn đến giữa tháng 3.

"Khi nắm được việc gạo hỗ trợ cấp phát muộn thì nhà trường đã tham mưu cho chính quyền xã Hồ Bốn vận động nguồn gạo để đảm bảo có gạo ăn cho các em đến trước ngày 10-4" - thầy Trường nói và mong muốn được cấp gạo sớm hơn, nhất là học kỳ 2 để nhà trường chủ động hơn trong việc đảm bảo gạo nấu ăn cho học sinh.

Học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Lao Chải mang gạo từ nhà tới cho nhà trường mượn - Ảnh: C.TUỆ

Học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Lao Chải mang gạo từ nhà tới cho nhà trường mượn - Ảnh: C.TUỆ

Tại Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Lao Chải cũng gặp một số khó khăn do chậm được cấp gạo hỗ trợ.

Để đảm bảo gạo nấu ăn cho hơn 600 học sinh bán trú, hai tuần qua, nhà trường cũng phải vận động mỗi phụ huynh học sinh cho mượn từ 10 - 15kg và vay các cơ sở kinh doanh trên địa bàn xã.

"Việc huy động gạo chỉ đảm bảo dùng đến hết tháng 3. Chúng tôi mong muốn Nhà nước hỗ trợ gạo cho học sinh kịp thời hơn trong thời gian tới và các năm tiếp theo để nhà trường tổ chức tốt công tác chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh bán trú" - thầy Vũ Văn Mạnh, phó hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Lao Chải, nói.

8 trường bán trú ở huyện Mù Cang Chải phải vay mượn khoảng 40 tấn gạo - Ảnh: C.TUỆ

8 trường bán trú ở huyện Mù Cang Chải phải vay mượn khoảng 40 tấn gạo - Ảnh: C.TUỆ

Hầu hết các trường ở Mù Cang Chải chỉ chủ động được gạo dùng đến hết tháng 3 - Ảnh: C.TUỆ

Hầu hết các trường ở Mù Cang Chải chỉ chủ động được gạo dùng đến hết tháng 3 - Ảnh: C.TUỆ

Nếu việc giao gạo hỗ trợ càng chậm trễ càng gây khó khăn cho các trường - Ảnh: C.TUỆ

Nếu việc giao gạo hỗ trợ càng chậm trễ càng gây khó khăn cho các trường - Ảnh: C.TUỆ

Các trường chỉ còn gạo đủ dùng hết tháng 3

Ông Vũ Anh Thủy, trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải, cho biết toàn huyện có 20 trường phổ thông dân tộc bán trú với gần 12.000 học sinh bán trú.

Thường việc cấp phát gạo hỗ trợ học sinh bán trú hằng năm diễn ra vào đầu tháng 3 (học kỳ 2) và tháng 10 (học kỳ 1). Nhưng năm nay, đến thời điểm này các trường chưa nhận được gạo hỗ trợ.

"UBND tỉnh Yên Bái đã có quyết định cấp định mức. Tuy nhiên, qua nắm thông tin thì Cục Dự trữ nhà nước đang đấu thầu nên đến thời điểm này chưa cấp được. Do đó một số trường bị thiếu gạo nên phải đi vay, mượn" - ông Thủy nói và cho biết qua thống kê đến ngày 19-3, có 8 trường tiểu học và THCS phải vay khoảng 40 tấn gạo từ phụ huynh học sinh và các hộ kinh doanh trên địa bàn.

Các trường còn lại chỉ còn đủ dùng trong tháng 3. Nếu chậm thêm nữa thì các trường sẽ khó khăn vì số lượng học sinh bán trú đông.

Ông Thủy cũng cho biết phòng đã tính đến phương án mượn gạo từ kho dự trữ của huyện Mù Cang Chải nếu việc cấp gạo chậm hơn theo kế hoạch dự kiến.

Trước đó, ngày 5-3, Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái đã có công văn gửi Cục Dự trữ nhà nước khu vực Hoàng Liên Sơn và khu vực Vĩnh Phú đề nghị giao cho các huyện, thị xã, thành phố hơn 1.900 tấn gạo, thời gian giao xong trước ngày 10-4.

Nhà bán trú và lòng tốt tụ về phía núi

Giữa trùng điệp núi rừng, những người tóc bạc phơ trao gửi yêu thương đến trẻ thơ còn lắm nhọc nhằn chung niềm hạnh phúc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khối ngành Ngôn ngữ & Xã hội nhân văn DTU với nhiều thí sinh điểm cao và Giải thưởng Sinh viên

Được ghi nhận là khối ngành đón rất nhiều Thủ khoa DTU qua các năm với điểm số trung bình luôn trên 9 điểm/môn, khối ngành Ngôn ngữ & Xã hội nhân văn của Đại học (ĐH) Duy Tân đã có rất nhiều bứt phá trong hơn 5 năm trở lại đây.

Khối ngành Ngôn ngữ & Xã hội nhân văn DTU với nhiều thí sinh điểm cao và Giải thưởng Sinh viên

Gần 23.000 thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá của Bộ Công an, 1 'chọi' 9,7

Năm nay, có gần 23.000 thí sinh đăng ký dự thi đánh giá của Bộ Công an, tăng gần 5.000 thí sinh so với năm ngoái.

Gần 23.000 thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá của Bộ Công an, 1 'chọi' 9,7

Trường dạy gì để sinh viên đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp ngoại?

Doanh nghiệp nước ngoài kỳ vọng vào một thế hệ lao động Việt Nam vừa thạo công nghệ như AI, vừa có tư duy phản biện mạnh mẽ, để làm chủ chuỗi giá trị mới đang hình thành.

Trường dạy gì để sinh viên đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp ngoại?

Học đại học ngành nào sẽ được miễn học phí trong năm học mới?

Người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học sẽ không phải đóng học phí.

Học đại học ngành nào sẽ được miễn học phí trong năm học mới?

MC Minh Trang lên tiếng khi Làng Háo Hức bị phụ huynh tố nhà vệ sinh bẩn, con bị bắt nạt

MC Minh Trang - người sáng lập Làng Háo Hức - cho biết đã xin lỗi người mẹ cũng như nhờ chuyển lời xin lỗi đến bạn học sinh bị bắt nạt tại đây.

MC Minh Trang lên tiếng khi Làng Háo Hức bị phụ huynh tố nhà vệ sinh bẩn, con bị bắt nạt

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar