10/01/2024 18:16 GMT+7

CEO và những cổ phiếu bất động sản lên xuống ‘rất lạ’ khiến nhà đầu tư đau tim, xót tiền

Sau khi thiết lập vùng đỉnh giá ở mức "trên trời", một số mã cổ phiếu bất động sản như CEO, CSC... đã rớt 70-80% khiến nhiều nhà đầu tư thất vọng.

Nhiều cổ phiếu bất động sản lên xuống thất thường, khiến nhà đầu tư 'đau tim' - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nhiều cổ phiếu bất động sản lên xuống thất thường, khiến nhà đầu tư 'đau tim' - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Quan sát diễn biến các phiên đầu năm 2024, nhóm cổ phiếu bất động sản vẫn ghi nhận giảm cả về giá và thanh khoản.

Nhìn lại cả năm 2023, giá cổ phiếu nhóm bất động sản đã có lúc rất khởi sắc và đầy hứa hẹn, nhưng rồi cái kết vẫn không mấy tích cực.

Dữ liệu từ VietstockFinance, năm 2023, chỉ số đại diện nhóm ngành bất động sản đứng thứ ba trong các chỉ số có mức phục hồi kém nhất, xếp sau chỉ số nhóm ngành bảo hiểm và nhóm thực phẩm, đồ uống.

Đặc biệt ở một số mã, nhìn lại lịch sử giá lên xuống "bất thường" trong vòng 2 năm gần đây mới thấy được sự mất mát rất lớn của không ít nhà đầu tư.

Cổ phiếu CEO và tâm tư cổ đông

Một trong những cổ phiếu bất động sản mang nhiều thất vọng với giới đầu tư là CEO của CEO Group. Cả năm 2023, CEO đã tăng hơn 50%, về mức 22.700 đồng khi kết phiên 29-12.

Song nếu so với vùng giá cao nhất đã thiết lập 92.000 đồng/cổ phiếu (7-1-2022), thì các nhà đầu tư chưa hết "ấm ức" khi vẫn còn âm 75% nếu trót đặt lệnh từ đỉnh.

Cập nhật đến ngày 10-1-2024, CEO vẫn ở vùng 22.400 đồng/cổ phiếu, giảm 1,3% sau hơn 1 tuần đầu năm mới. Dù xuất hiện tin vui với tập đoàn khi chủ tịch Đoàn Văn Bình đón nhận Huân chương Lao động hạng ba, cổ phiếu CEO vẫn "đỏ".

Diễn biến cổ phiếu CEO - Dữ liệu: TradingView

Diễn biến cổ phiếu CEO - Dữ liệu: TradingView

Một số nhà đầu tư lâu năm từng nhìn nhận CEO như "hiện tượng lạ" trước diễn biến lịch sử giá cuối 2021, 2022. Cổ phiếu CEO có lúc đã tăng "dựng đứng", trong khi kết quả kinh doanh không mấy khả quan.

"Đông chưa từng có", "nhiều câu hỏi chưa từng có"… là những gì chủ tịch CEO Group đã phải thốt lên tại họp đại hội đồng cổ đông diễn ra năm 2022.

Năm ấy, do quá đông cổ đông nên ban tổ chức còn phải bố trí thêm cả khán phòng khác để cổ đông đến dự có thể theo dõi trực tuyến.

Sang 2023, số lượng cổ đông tham dự cũng sụt như giá cổ phiếu. 

Lần thứ nhất, do cổ đông chỉ có 35,42% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết nên CEO không thể tiến hành phiên họp đại hội cổ đông năm 2023.

"Trong hai năm qua, cổ phiếu CEO tăng giảm rất bất thường, có những lệnh mua bán lên đến hàng triệu cổ phiếu" là câu hỏi được cổ đông đặt ra trong phiên họp đại hội lần hai diễn ra sau đó được báo chí thuật lại.

Hồi tháng 11 năm ngoái, CEO tiếp tục chào bán thành công 242,7 triệu cổ phiếu. Tổng khối lượng cổ phiếu lưu hành sau bổ sung được nâng lên hơn 514 triệu cổ phiếu. Công ty cũng huy động được hơn 2.500 tỉ đồng.

Về tình hình kinh doanh, lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng đầu năm của CEO Group đạt 89,2 tỉ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ 2022. Sau 3/4 chặng đường, công ty mới đạt hơn 28% chỉ tiêu về lợi nhuận cho cả năm.

Cổ phiếu bất động sản rơi từ giá 'trên trời'

Cổ phiếu CSC của CTCP Tập đoàn Cotana cũng từng là một trong những cái tên "nóng" trên sàn chứng khoán với đà tăng ấn tượng.

Từ vùng giá 25.000 đồng mỗi cổ phiếu đầu năm 2020, CSC đã thiết lập đỉnh lịch sử 148.000 đồng/CP phiên 5-11-2021, tức tăng gấp gần 6 lần.

Sau nhiều biến động, xu hướng chung là đi xuống từ phiên lập đỉnh, đến nay thị giá CSC còn 28.600 đồng/CP khi kết phiên ngày 10-1-2024. Nếu tính vùng đỉnh lịch sử, CSC đã giảm tới 80% thị giá.

Diễn biến trồi sụt cổ phiếu CSC - Dữ liệu: TradingView

Diễn biến trồi sụt cổ phiếu CSC - Dữ liệu: TradingView

Trên website, Tập đoàn Cotana được giới thiệu là nhà thầu xây dựng và đầu tư bất động sản được thành lập từ 1993. Ông Đào Ngọc Thanh - chủ tịch Vinaconex - đang làm chủ tịch HĐQT Cotana. Ông Thanh cũng từng nắm vai trò lãnh đạo tại Ecopark.

Năm 2020, do khoản lãi từ việc thoái toàn bộ phần vốn ở Ecopark và Western River, Cotana đã ghi nhận lãi sau thuế gấp 22 lần cùng kỳ, đạt gần 74 tỉ đồng.

Sau đó, Cotana đã đẩy mạnh lĩnh vực đầu tư bất động sản. Dự án của Cotana triển khai được kỳ vọng trở thành "Ecopark thứ hai", cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến cổ phiếu đẩy giá.

Ngoài các cổ phiếu nêu trên, một số mã bất động sản khác như FIR của CTCP địa ốc First Real (-56%), KSF của CTCP Tập đoàn Real Tech (-41%), BAX của CTCP Thống Nhất (-31%), LDG của CTCP đầu tư LDG (-28%), API của CTCP đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (-36%), SDU của CTCP đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà (-31%)... cũng có mức giảm mạnh sau một năm 2023 khiến nhà đầu tư "đau tim", "xót ví".
Một công ty bất động sản lỗ vài trăm tỉ, cổ phiếu sắp hủy niêm yết

Địa ốc Tân Kỷ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Sở Giao dịch chứng khoán. Hơn 15,6 triệu cổ phiếu công ty này sẽ bị hủy niêm yết.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ đã tăng vốn gấp 15 lần và nhiều lần thay đổi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu.

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Khẩu trang đắt hàng chợ mạng sau cảnh báo của cơ quan chức năng về COVID-19

Tin COVID-19 'nóng' trở lại, khiến lượng khẩu trang bán ra trên chợ mạng Shopee tăng vọt hơn 65% chỉ trong 2 tuần đầu tháng 5.

Khẩu trang đắt hàng chợ mạng sau cảnh báo của cơ quan chức năng về COVID-19

Chống buôn lậu, hàng giả 21-5: Bộ Nông nghiệp và Môi trường lập tổ công tác ngăn chặn hàng giả

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa ký ban hành quyết định thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Chống buôn lậu, hàng giả 21-5: Bộ Nông nghiệp và Môi trường lập tổ công tác ngăn chặn hàng giả

Vùng Cảnh sát biển 4 bắt 60.000 lít dầu DO lậu trên biển Tây Nam

Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 vừa phát hiện, bắt giữ tàu vận chuyển khoảng 60.000 dầu DO trái phép trên vùng biển Tây Nam.

Vùng Cảnh sát biển 4 bắt 60.000 lít dầu DO lậu trên biển Tây Nam

10 năm gia nhập thị trường Việt, một dòng bia ngoại tăng công suất gấp đôi

Nhà máy sản xuất bia Budweiser thuộc Tập đoàn AB InBev tại Bình Dương đã nâng công suất lên 100 triệu lít/năm, gấp đôi so với thời điểm bắt đầu vận hành vào năm 2015.

10 năm gia nhập thị trường Việt, một dòng bia ngoại tăng công suất gấp đôi

Thị trường nội địa là ‘pháo đài’ vững chắc để doanh nghiệp Việt mở rộng thị phần

Nhiều chuyên gia đồng tình rằng thị trường nội địa không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hóa, mà còn là nơi để doanh nghiệp Việt thử nghiệm sản phẩm, xây dựng thương hiệu và tạo đà phục hồi sản xuất.

Thị trường nội địa là ‘pháo đài’ vững chắc để doanh nghiệp Việt mở rộng thị phần
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar