18/10/2023 16:33 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cổ phiếu bất động sản bị bán tháo, giới đầu tư 'toát mồ hôi'

Giới đầu tư không khỏi 'toát mồ hôi' khi chứng kiến thị trường chứng khoán lao dốc mạnh trong phiên hôm nay 18-10, VN-Index có lúc giảm tới 33 điểm. Cổ phiếu ngành bất động sản trở thành tâm điểm bị bán tháo.

Thị trường chứng khoán liên tục bị điều chỉnh giảm, khiến không ít nhà đầu tư lo lắng, thua lỗ - Ảnh: BÔNG MAI

Thị trường chứng khoán liên tục bị điều chỉnh giảm, khiến không ít nhà đầu tư lo lắng, thua lỗ - Ảnh: BÔNG MAI

Mặc dù lúc vừa khởi động phiên giao dịch hôm nay 18-10 thị trường chứng khoán đón nhận sắc xanh, nhưng chỉ trong tích tắc đã lập tức chìm vào sắc đỏ giảm điểm và lình xình trong khoảng thời gian dài.

Cổ phiếu rớt giá, nhà đầu tư ngoại miệt mài mua ròng

Tuy nhiên đến gần kết phiên, lực bán trở nên quyết liệt hơn, chỉ số VN-Index có lúc giảm tới 33 điểm, sau đó phe bán và phe mua tiếp tục giằng co mạnh.

Cổ phiếu ngành bất động sản trở thành tâm điểm bị nhà đầu tư dồn dập bán tháo, với hàng loạt "ông lớn" bị rớt giá như NVL (Novaland), PDR (Phát Đạt), VIC (Vingroup), VHM (Vinhomes), DXG (Đất Xanh)… 

Nhiều mã khác trong ngành này bị rơi xuống giá sàn, điển hình là HTN (Hưng Thịnh Incons), CKG (Xây dựng Kiên Giang), DIG (DIC Corp), HQC (Địa Ốc Hoàng Quân)…

Thị trường càng thêm áp lực khi phải chứng kiến nhiều cổ phiếu có vốn hóa lớn thuộc các nhóm ngành khác như BID (BIDV), GAS (PetroVietnam Gas), HPG (Hòa Phát), MSN (Masan), MWG (Thế giới di động)… bị giảm điểm.

Ở phía đối lập, một số mã vẫn cầm cự trong sắc xanh, góp phần kìm hãm đà giảm của thị trường, trong đó có VJC (Vietjet), PVD (PVDrilling), VIX (Chứng khoán VIX), DCG (Hóa chất Đức Giang), STG (Kho vận Miền Nam)…

Trừ nhóm viễn thông và du lịch - giải trí, chỉ số của tất cả nhóm ngành còn lại đều bị rơi về mức âm. Các lĩnh vực ghi nhận mức giảm từ 2% trở lên gồm: Bất động sản, dịch vụ bán lẻ, phương tiện truyền thông và tài nguyên.

Khép lại phiên giao dịch đỏ lửa, chỉ số VN-Index chính thức giảm thêm hơn 18 điểm (-1,6%) xuống vùng 1.103 điểm. Sắc đỏ cũng bao phủ cả sàn HNX và UPCoM, ghi nhận mức giảm lần lượt là hơn 2,9 điểm (-1,3%) xuống 227 điểm, và 0,7 điểm (-0,8%) lùi về vùng 85,9 điểm.

Tổng giá trị mua bán cổ phiếu trong ngày tăng 55% so với phiên liền trước, đạt xấp xỉ 25.300 tỉ đồng.

Đáng chú ý nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng lên tới hơn 580 tỉ đồng trong phiên hôm nay, nâng tổng giá trị mua ròng trong hai phiên liền đạt hơn 690 tỉ đồng.

Kiên nhẫn quan sát thêm

Đội ngũ phân tích của Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết VN-Index hình thành nền đỏ giảm điểm dưới khu vực đáy cũ. Các chỉ báo ở cả khung đồ thị ngày và giờ đều đang hướng xuống tiêu cực, cho thấy áp lực bán vẫn còn có thể tiếp diễn.

Nếu áp lực bán tiếp tục gia tăng thì VN-Index có thể giảm về khu vực 1.085 điểm hoặc 1.070 điểm. Trong kịch bản tích cực hơn, chỉ số này sẽ diễn biến với dạng sóng phẳng và phiên giảm điểm hôm nay được coi là phiên SOW (phiên quá bán, giảm dưới hỗ trợ).

"Nhà đầu tư không lạm dụng đòn bẩy, kiên nhẫn quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới và hạn chế giải ngân bắt đáy sớm trong thời điểm này, đồng thời tuân thủ kỷ luật đầu tư và hạ tỉ trọng những mã cổ phiếu đã giảm dưới vùng hỗ trợ sau chuỗi ba phiên giảm điểm gần đây", phía VCBS cho hay.

Ông Nguyễn Thế Minh - giám đốc phân tích chiến lược của Chứng khoán Yuanta - cho biết có nhiều nguyên nhân để lý giải vì sao chứng khoán trong thời gian gần đây liên tục biến động giảm.

Đầu tiên phải kể đến là việc lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã tăng lên 4,8%, trở lại mức cao nhất năm 2007. Chưa kể đồng USD cũng neo ở mức cao. Đây là những chỉ báo thể hiện nền kinh tế có khả năng suy thoái và khủng hoảng trong tương lai.

Nhiều chuyên gia chứng khoán cũng cho biết ở thị trường trong nước, không ít nhà đầu tư dùng vay vốn ở "kho ngoài", với tỉ lệ đòn bẩy cao như 2:8 (2 đồng vốn 8 đồng vay) hoặc 1:9 (1 đồng vốn, 9 đồng vay) để mua cổ phiếu, đặc biệt là nhóm đầu cơ. Khi thị trường lao dốc, các "kho ngoài" sẽ đồng loạt kích hoạt lệnh bán, khiến nhà đầu tư bị lỗ nặng hơn.

Hiện nhiều nhà đầu tư đang chờ kết quả kinh doanh quý 3-2023 của các doanh nghiệp, để có thêm cơ sở đưa ra quyết định mua - bán cổ phiếu.

Tại sao Đức Long Gia Lai nợ chỉ 17 tỉ đồng mà dây dưa không trả?

Lãnh đạo Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai nói nợ đối tác 17 tỉ đồng, nhưng do không có khả năng trả nợ ngay số tiền đó, nên xin trả từng giai đoạn. Còn Lilama 45.3 cho rằng Đức Long Gia Lai cố tình không trả nợ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Chiều 15-5, các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông tổ chức họp trực tuyến trao đổi về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Trước việc Trung Quốc đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, từ 12h ngày 1-5 đến 12h ngày 16-8 ở vùng biển từ vĩ tuyến 12° Bắc đến vĩ tuyến 26°30' Bắc, ngư dân Phú Yên vẫn vững tâm ra khơi bám biển.

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh - Hà Đông lãi nhờ đâu?

Hanoi Metro, đơn vị vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội đã báo lãi sau thuế 15,4 tỉ đồng năm ngoái, tăng 17,5% so với năm 2023.

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh - Hà Đông lãi nhờ đâu?

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ

Bà Trần Thị Thắm, vợ ông Bùi Văn Phú - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư PVR Hà Nội, muốn bán ra toàn bộ 12,48 triệu cổ phiếu nắm giữ, tương ứng 24,05% vốn điều lệ doanh nghiệp.

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Gặp Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước Việt Nam, Thái Lan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Lâm Đồng xin cơ chế đặc thù sau sáp nhập: Giữ 50% nguồn thu khoáng sản

Lâm Đồng đề xuất Chính phủ cho phép giữ lại 50% nguồn thu từ khoáng sản, xin cơ chế đặc thù để phát triển hạ tầng và kêu gọi đầu tư sau sáp nhập với Bình Thuận, Đắk Nông.

Lâm Đồng xin cơ chế đặc thù sau sáp nhập: Giữ 50% nguồn thu khoáng sản
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar