27/05/2025 13:45 GMT+7
Trở lại chủ đề

Câu trích dẫn 'xuất sắc là thói quen' không phải của triết gia Hy Lạp Aristotle

Dù lan truyền suốt nhiều năm với tên tuổi Aristotle, nhưng xác minh của chuyên trang kiểm chứng cho thấy câu nói 'xuất sắc là một thói quen' thực chất không phải là của ông.

Aristotle - Ảnh 1.

Nhà triết học và khoa học Hy Lạp cổ đại Aristotle - Ảnh: THE PAPER

"Chúng ta là những gì chúng ta lặp đi lặp lại. Vì thế nên sự xuất sắc không phải là một hành động, mà là một thói quen", câu trích dẫn truyền cảm hứng này thường được xuất hiện cùng tên của triết gia Hy Lạp cổ đại Aristotle, và đã trở thành châm ngôn sống của rất nhiều người trên toàn thế giới.

Trong suốt nhiều năm qua, có thể dễ dàng bắt gặp câu trích dẫn này xuất hiện trong các bài viết tự trợ (self-help), sách báo truyền cảm hứng, và tràn ngập trên mạng xã hội.

Tuy nhiên theo xác minh do trang kiểm chứng Snopes công bố ngày 26-5, đây không phải là lời của triết gia Aristotle, mà bắt nguồn từ sử gia kiêm triết gia người Mỹ Will Durant trong cuốn sách Câu chuyện Triết học xuất bản năm 1926.

Câu trích dẫn nổi tiếng trên thực chất là lời diễn giải của ông Durant nhằm tóm tắt tư tưởng đạo đức của triết gia Aristotle trong tác phẩm Đạo đức luận Nicomachean.

Thế nhưng theo thời gian, danh tiếng của ông Aristotle đã khiến nhiều người hoặc vô tình hoặc cố ý gán câu trích dẫn này cho ông.

Snopes nhận định việc này có thể bắt nguồn từ mong muốn làm cho thông điệp trở nên thuyết phục và đáng tin cậy hơn khi gắn liền với tên tuổi của một triết gia vĩ đại.

Trong tháng 5, câu trích dẫn này một lần nữa gây chú ý trên nền tảng mạng xã hội X tại Mỹ, khi một người dùng chia sẻ rằng nó luôn ám ảnh trong tâm trí họ.

Bài đăng nhanh chóng thu hút hơn 184.000 lượt xem và 5.800 lượt thích, đồng thời lan truyền mạnh mẽ sang các nền tảng khác như Reddit.

Snopes nhận định đây là một ví dụ điển hình trong hàng loạt trường hợp trích dẫn sai từng xảy ra với những tên tuổi lớn như cựu tổng thống Mỹ Abraham Lincoln, thiên tài Leonardo da Vinci, nhà sáng lập Apple Steve Jobs, hay chính triết gia Aristotle.

Và dù nội dung được lan truyền không sai lệch về mặt triết lý, nhưng việc ghi hoặc gán nhầm tác giả có thể dẫn đến hiểu sai tư tưởng gốc trong câu nói của họ.

Dùng AI không kiểm chứng, một báo lớn ở Chicago giới thiệu cả những cuốn sách không tồn tại

Báo Chicago Sun-Times, một trong những tờ báo lớn và có ảnh hưởng tại Mỹ, bị chỉ trích vì đăng danh sách sách mùa hè có nhiều tựa sách không tồn tại. Nguyên nhân được xác định do người biên soạn đã sử dụng AI mà không kiểm tra.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bà Melania Trump bị hiểu lầm 'lấn quyền' chồng khi ký văn kiện tại Nhà Trắng

Khoảnh khắc Đệ nhất phu nhân Melania Trump đặt bút ký văn kiện cùng chồng tại Nhà Trắng khiến mạng xã hội Mỹ xôn xao, vì nhiều người cho rằng bà đang tham gia ký sắc lệnh hành pháp.

Bà Melania Trump bị hiểu lầm 'lấn quyền' chồng khi ký văn kiện tại Nhà Trắng

Rắn lông Bắc Cực dưới băng Nam Cực chỉ là 'trò nhảm' của AI

Video về loài rắn lông săn mồi ở Nam Cực chiếm gần nửa triệu lượt xem dù không có cơ sở khoa học, các kết quả kiểm chứng xác thực đây là sản phẩm hư cấu của AI.

Rắn lông Bắc Cực dưới băng Nam Cực chỉ là 'trò nhảm' của AI

Clip ông Trump cáo buộc Ấn Độ vi phạm lệnh ngừng bắn với Pakistan là 'hàng giả'

Một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy ông Trump lên án Ấn Độ vi phạm lệnh ngừng bắn với Pakistan.

Clip ông Trump cáo buộc Ấn Độ vi phạm lệnh ngừng bắn với Pakistan là 'hàng giả'

Công nghệ AI nào tạo ra video đám cưới Barron Trump và Công chúa Leonor khiến ai cũng tưởng thật?

Video đám cưới Barron Trump và Công chúa Leonor đã làm rung chuyển mạng xã hội. Công nghệ AI tạo ra hình ảnh và giọng nói chân thực khiến nhiều người không thể phân biệt thật - giả.

Công nghệ AI nào tạo ra video đám cưới Barron Trump và Công chúa Leonor khiến ai cũng tưởng thật?

'Nữ tiếp viên Việt Nam đón Tổng thống Pháp Macron với bờ vai rướm máu' là tin giả

Đoạn video lan truyền trên mạng xã hội đã thu hút hàng triệu lượt xem, nhưng thực chất là tin giả.

'Nữ tiếp viên Việt Nam đón Tổng thống Pháp Macron với bờ vai rướm máu' là tin giả

Bác tin con trai ông Trump bị Harvard từ chối

Người phát ngôn của Đệ nhất phu nhân Mỹ bác tin đồn cho rằng Barron bị Đại học Harvard từ chối vì mâu thuẫn giữa ông Trump và trường này.

Bác tin con trai ông Trump bị Harvard từ chối
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar