18/01/2014 08:19 GMT+7

Câu trả lời của hành khách

PHẠM VŨ
PHẠM VŨ

TT - Ngày tết đến cũng kèm theo nhiều lo toan “đến hẹn lại lên”: lương chậm, thưởng ít; tàu xe căng thẳng; giá cả nóng sốt... Giữa lúc đó có tin lạ: ga đường sắt thông báo đang ế đến hàng ngàn vé tàu ngày tết. Lạ là bởi thời điểm này hằng năm chính là cao điểm hành khách đang bị “hành” khi chờ chực mua vé tàu tết.

Kèm theo thông báo này, đại diện ngành đường sắt cũng đưa ra lý do: sinh viên nghỉ tết muộn, kinh tế khó khăn nên nhiều người nhập cư quyết định không về quê.

Thế nhưng lại có hàng ngàn người dân đang chực chờ ở các điểm bán vé xe chất lượng cao. Lại có hàng trăm người khác quả quyết đã nhiều lần liên lạc qua mạng, qua điện thoại, đến đại lý và tận ga để mua vé tàu, nhưng đều được trả lời: hết vé. Cũng hàng trăm người đó thở phào: từ giờ sẽ không đi tàu hỏa nữa.

Đã có nhiều cách để hành khách chọn lựa: xe khách chất lượng cao giá chỉ bằng 2/3 hoặc 1/2 nhưng lại được phục vụ ngày ba bữa ăn, nước suối, khăn lạnh; máy bay thì tiết kiệm rất nhiều thời gian, phục vụ chu đáo, nếu mua được giá rẻ tính ra còn rẻ hơn vé tàu.

Xét về kinh tế, ngành đường sắt có rất nhiều thuận lợi vì khoản đầu tư lớn nhất là đường ray thì đã có từ nhiều năm trước. Tính trên cùng khối lượng hàng hóa và số hành khách chuyên chở, nhiên liệu hao tốn của vận tải đường sắt là nhỏ nhất so với các phương tiện khác. Thế nhưng giá vé tàu vẫn cao. Những giải thích về phụ tùng ngoại nhập, nhân lực lớn, bù lỗ cho các chuyến tàu rỗng một chiều không thể thỏa mãn thắc mắc của hành khách. Chỉ có lý do mà mới đây Bộ trưởng Đinh La Thăng phát biểu tại hội nghị tổng kết ngành đường sắt có thể được hành khách coi là có lý: “Lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt luôn nghĩ mình không phải doanh nghiệp mà là Bộ đường sắt nên trong cách làm việc, mối quan hệ chưa thật sự thay đổi, vẫn nghĩ mình là cơ quan quản lý nhà nước”.

Đúng là như vậy. Trong khi các hãng xe khách đua nhau làm những cuộc lột xác về chất lượng dịch vụ thì hành khách của tàu hỏa vẫn phải ngán ngẩm với những bữa ăn được pha chế bằng nước sôi và bột canh, phải rùng mình với nhà vệ sinh xả thẳng xuống đường tàu, phải xoay xở đủ đường để có được tấm vé ngày tết. Tàu hỏa hôm nay, nếu có, chắc chỉ hơn được những chuyến tàu ba ngày ba đêm mấy mươi năm trước, khi những phương tiện vận tải đường bộ khác chưa phát triển.

Bao năm nay, phải chăng ngành đường sắt chậm thay đổi vì cứ đến mỗi mùa tết, ngành lại thấy rõ ưu thế độc quyền của mình qua hàng hàng lớp lớp hành khách nằm ngồi ăn ngủ vạ vật tại sân ga mong chờ một tấm vé? Thế nhưng mấy ngàn tấm vé ế trong dịp tết này cũng là câu trả lời của hành khách trước sự trì trệ của ngành đường sắt. Thực tế này có làm những người trong ngành giật mình để nhớ ra rằng: theo quy luật thị trường, đường sắt cũng có thể bị thay thế. Quốc lộ đang được mở rộng, đường cao tốc vươn dần ra các nơi, máy bay giá rẻ ngày càng nhiều, cạnh tranh với đường sắt ngày càng gay gắt. Nếu không sớm ngộ ra điều này, chấp nhận thay đổi, bước vào cạnh tranh, thì đến lúc nào đó ngành đường sắt cũng sẽ bị hành khách bỏ rơi, bị thị trường đào thải. Một hệ thống vận tải trị giá nhiều ngàn tỉ đồng nhưng lại không phải là xương sống của mạng lưới giao thông công cộng, đó là sự lãng phí mà xã hội không thể chấp nhận.

PHẠM VŨ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Câu hỏi đặt ra là Việt Nam có cần thiết xây dựng một chế độ khuyến sinh hay không? Câu trả lời là có và càng sớm càng tốt.

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Từ cựu thù ở hai chiến tuyến, hai nước đã trở thành bạn, đối tác toàn diện, rồi đối tác chiến lược toàn diện.

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Sau nửa đầu năm 2025, Bộ Tài chính cho biết đã giải ngân gần 270.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, tương đương gần 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Kể từ ngày 1-7 cấp xã, phường và đặc khu đã được trao rất nhiều thẩm quyền để xử lý thủ tục đất đai. Điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc rất lớn và áp lực, trách nhiệm tăng lên bội phần.

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar