20/12/2014 11:08 GMT+7

Câu chuyện về quyền nhân thân của Ngô Tất Tố

LAM ÐIỀN
LAM ÐIỀN

TT - Công ty Nhã Nam và một số nhà xuất bản có vi phạm quyền nhân thân của tác giả Ngô Tất Tố?

Từ trái qua: Sách Việc làng in năm 1940 được Nhã Nam căn cứ để tái bản, và hai quyển sách của Ngô Tất Tố do Nhã Nam tái bản năm 2014- Ảnh: X.M. - L.Điền

Mấy ngày qua dư luận đã nghe nhiều ý kiến từ phía gia đình nhà văn Ngô Tất Tố cho rằng Công ty Nhã Nam và một số nhà xuất bản đã vi phạm quyền nhân thân của tác giả Ngô Tất Tố.

Câu chuyện xoay quanh hai đầu sách của nhà văn Ngô Tất Tố được Nhã Nam liên kết với NXB Hội Nhà Văn tái bản trong chương trình thực hiện tủ sách “Việt Nam danh tác” là Lều chõng Việc làng.

Gia đình nhà văn quy buộc - Nhã Nam trả lời

Phía gia đình nhà văn Ngô Tất Tố (do ông Cao Ðắc Ðiểm và bà Ngô Thị Thanh Lịch đại diện) cho rằng “sách Lều chõng vừa tái bản của NXB Hội Nhà Văn (2014) đã cắt bỏ gần 20 chỗ” và “sách Việc làng vừa tái bản của NXB Hội Nhà Văn (2014) đã cắt bỏ hai đoạn”.

Từ những điểm trên, gia đình Ngô Tất Tố cho rằng: “Quyền nhân thân của tác giả đã không được các nhà xuất bản xem trọng đúng mức nên khi tái bản đã nảy sinh nhiều sai lệch ở những mức độ khác nhau, nếu đem đối chiếu với nguyên gốc tác phẩm”.

Quyền nhân thân đề cập ở đây thật ra chỉ là nội dung: quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm thuộc về tác giả (khoản 4, điều 19, Luật sở hữu trí tuệ 2005).

Theo Nhã Nam, mỗi đầu sách trong tủ “Việt Nam danh tác” đều được chi trả 10% tiền tác quyền tính theo giá bìa trên số bản in. Vì nhà văn Ngô Tất Tố đã mất trên 50 năm - là mốc hết thời hạn quyền tài sản, nên khoản 10% tiền tác quyền lẽ ra phải chi trả được trừ vào cấu thành giá sách. Như vậy, bạn đọc sẽ được lợi khi mỗi quyển sách Ngô Tất Tố có giá bìa giảm 10% so với các sách khác.

Tuy nhiên, phía Nhã Nam và NXB Hội Nhà Văn khẳng định họ không vi phạm quyền nhân thân của Ngô Tất Tố.

Với quyển Việc làng, trong khi ông Cao Ðắc Ðiểm khẳng định “sách phóng sự Việc làng in lần đầu năm 1941”, thì Nhã Nam cho biết quyển Việc làng tái bản năm 2014 là in đúng theo bản in năm 1940.

Như vậy, sự lệch nhau nếu có giữa hai bản là không khó hiểu. Nhưng khó hiểu là khi giới sưu tập khẳng định: quyển Việc Làng in thành sách lần đầu là do nhà Mai Lĩnh in năm 1940 chứ Việc làng không có bản nào in năm 1941 cả. Ông Cao Ðắc Ðiểm cũng chưa trưng ra bản gốc thể hiện niên đại này.

Nguyên tác là nguyên tác nào

Những ý kiến về sự toàn vẹn của tác phẩm Ngô Tất Tố bị vi phạm liên quan đến cách hiểu thế nào là “nguyên tác”.

Theo ông Vũ Hoàng Giang - đại diện Công ty Nhã Nam, hai bản Việc làng Lều chõng đáng tin cậy nhất là bản do nhà Mai Lĩnh in vào năm 1940-1941. Bởi vì lúc ấy Ngô Tất Tố còn lui tới nhà Mai Lĩnh, ấn phẩm ra đời lúc này chắc chắn nằm trong tầm kiểm soát của tác giả.

Sau thời điểm này Ngô Tất Tố theo kháng chiến rời Hà Nội, cho nên nếu sau đó có bản in nào ra đời tại Hà Nội hẳn là không có độ tin cậy bằng hai bản in trên. Và Ngô Tất Tố mất năm 1954, nên những bản in tại Sài Gòn từ năm 1954 trở đi thì độ tin cậy càng ít hơn nữa.

Ngoài ra, đến nay cũng không thấy tài liệu nào thể hiện ý kiến của Ngô Tất Tố phủ nhận hai bản in vào các năm 1940-1941 cả.

Thế nhưng, phía gia đình Ngô Tất Tố có cách hiểu khác về nguyên tác. Theo ông Cao Ðắc Ðiểm, nguyên tác phải là bản sách có bổ sung những chỗ bị kiểm duyệt cắt bỏ trong lần in năm 1940-1941. Không những thế, ông Ðiểm cũng cho rằng bản sách in năm 1940-1941 không có những đoạn trước đó in trên báo.

Và nguyên tác là phải bổ sung cả những đoạn in trên báo trước kia. Chính cách hiểu này mà ông Cao Ðắc Ðiểm đã cáo buộc Nhã Nam trong bản in Lều chõng năm 2014 đã “cắt bỏ gần 20 chỗ”.

Nhưng đó là lấy sách Lều chõng in năm 2014 so với bản in trên báo trước khi Lều chõng in thành sách năm 1941. Còn phía Nhã Nam khẳng định đơn vị này hoàn toàn không cắt đoạn nào so với bản Lều chõng năm 1941.

Ở điểm này, GS.TS luật sư Nguyễn Vân Nam cho rằng bản in năm 1940-1941 của Ngô Tất Tố là tác phẩm đã được sự đồng ý của tác giả, vì vậy việc in lại y như thế thì không vi phạm quyền nhân thân.

Như vậy, khi một tác phẩm đã hết thời hạn bảo hộ quyền tài sản thì việc tái bản thuộc về công chúng, nhưng vấn đề bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm vẫn là một nội dung thuộc quyền tác giả và cần bảo hộ.

Ở đây, luật sư Vân Nam cho biết thêm: “Nếu in lại mà có bổ sung những đoạn kiểm duyệt đã bị cắt cũng không phải vi phạm quyền nhân thân, vì bản thân tác phẩm đó là như vậy, nhưng do điều kiện xuất bản bị kiểm duyệt cắt mất một vài đoạn ngoài ý muốn của tác giả, nên việc bổ sung những đoạn đó không phải là vi phạm gì cả. Nhưng nếu có những đoạn bỏ đi đã được tác giả cho biết rằng ông không muốn đưa vào tác phẩm, mà người đời sau tự ý đưa vào, như vậy là vi phạm quyền nhân thân của tác giả”.      

LAM ÐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar