19/04/2025 07:27 GMT+7

Cậu bé câm, cô bé ‘tròn’ tô màu cho ‘thế giới quanh tôi’

Dù không thể nghe nói, hay không thể cầm bút vẽ, các họa sĩ đặc biệt vẫn họa nên một ‘thế giới quanh tôi’ với những mảng màu tươi sáng, hy vọng.

Cậu bé câm, cô bé ‘tròn’ tô màu cho ‘thế giới quanh tôi’ - Ảnh 1.

Bức tranh đoạt giải nhất của Lại Thanh Quang khắc họa bến thuyền Tam Cốc (Ninh Bình) với thông điệp về tình yêu quê hương đất nước, lan tỏa niềm tự hào và kêu gọi ý thức bảo vệ, gìn giữ giá trị văn hóa dân tộc bằng ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Trong 14 tác phẩm đoạt giải trong cuộc thi vẽ tranh "Thế giới quanh tôi", có 7 bức tranh đặc biệt được vẽ bởi các bạn trẻ khuyết tật.

Mỗi người một hoàn cảnh, một số phận, nhưng họ đã truyền tải tinh thần lạc quan, khao khát được sống hết mình qua từng nét vẽ.

Thế giới qua khung cửa sổ

Phía ngoài ô cửa sổ là những bụi dong riềng tươi tốt, là ánh nắng chứa chan, là chút hoa rực rỡ giữa nền trời xanh biếc.

Cậu bé câm, cô bé ‘tròn’ tô màu cho ‘thế giới quanh tôi’ - Ảnh 2.

Bức tranh "Môi trường thiên nhiên" của Bùi Thị Thơm đoạt giải ba - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Đó là ô cửa sổ của Bùi Thị Thơm (23 tuổi), cô gái chỉ có thể nằm kể từ khi sinh ra. Thơm không may mắn như bao bạn cùng trang lứa, đôi tay, đôi chân của cô bị co quắp, có lúc chân tay co rút, Thơm bị "vo tròn" người mà không thể nằm duỗi bình thường.

Cuộc sống của Thơm tưởng chừng chỉ nhỏ bé như ô cửa sổ ở cô nhi viện Thánh An (Nam Định), nơi Thơm được cưu mang, chăm sóc.

Nhưng hội họa đã giúp thế giới của cô gái nhỏ được mở rộng ra. Không thể dùng tay, dùng chân… Thơm đã dùng miệng để "cầm" cọ vẽ.

"Bức vẽ này em vẽ từ năm ngoái. Em không nghĩ gì, em chỉ nhìn ra cửa sổ và vẽ lại khung cảnh phía bên ngoài thôi", Thơm chia sẻ.

Chủ đề Thơm thích nhất là tranh phong cảnh. Cũng bởi không thể tự đi lại, mỗi lần có cơ hội ra ngoài, Thơm đều ngắm nghía rất kỹ, "chụp" lại những khung cảnh đó vào trong tâm trí. Và truyền tải vào từng bức tranh.

thế giới quanh tôi - Ảnh 3.

Tác giả Bùi Thị Thơm và bức vẽ - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Vẽ bằng tay đã khó, để vẽ bằng miệng lại càng khó hơn… nhưng với Thơm mỗi mảng màu là một câu chuyện, thông điệp về nghị lực phi thường: "Không gì là không thể".

Giao tiếp với thế giới

Còn với họa sĩ trẻ Lại Thanh Quang (19 tuổi) - tác giả của bức tranh đoạt giải nhất - "Nắng chiều Tam Cốc", hội họa lại là cầu nối giúp chàng trai này giao tiếp với thế giới.

Ông Lại Thanh Hiếu (bố Quang) chia sẻ ngay từ khi còn nhỏ Quang đã không thể nghe, nói. Hồi nhỏ, khi không thể diễn tả cho những người xung quanh hiểu mình đang muốn gì, đã có lúc Quang bí bách, phải đi điều trị tự kỷ.

thế giới quanh tôi - Ảnh 4.

Lại Thanh Quang và người thầy đưa Quang đến với hội họa - họa sĩ Hoàng Trung Dũng - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Quang phải hạn chế xem tivi, mỗi lúc như vậy việc duy nhất chàng trai này làm là vẽ, vẽ và vẽ.

Sau khi học hết cấp 2 ở trường dành cho trẻ khuyết tật, Quang được bố đưa đến học vẽ tại CLB họa sĩ trẻ Thái Bình. Từ đó, cuộc sống của Quang bước sang một trang mới.

Họa sĩ Hoàng Trung Dũng kể lại lúc Quang mới tới học, hai thầy trò chỉ có thể giao tiếp với nhau bằng cách thầy thị phạm, trò "like" (PV - đã hiểu và làm được). Dần rồi thứ ngôn ngữ chung kết nối hai thầy trò chính là hội họa.

Cuộc thi vẽ tranh "Thế giới quanh tôi" được phát động từ tháng 9-2024, nhằm khơi dậy niềm đam mê hội họa, tư duy sáng tạo nghệ thuật, đưa các tác phẩm của các nghệ sĩ trẻ đến gần hơn tới cộng đồng.

Đối tượng tham gia gồm 2 nhóm: nghệ sĩ trẻ Việt Nam đang theo đuổi hành trình nghệ thuật tại Hà Nội và người khuyết tật là công dân Việt Nam (12-35 tuổi).

Chủ đề của năm nay là tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có nội dung gắn kết với các vấn đề: thiên nhiên, môi trường, xã hội, thách thức toàn cầu hoặc xây dựng cộng đồng.

Sau 5 tháng phát động, ban tổ chức đã nhận được 112 tác phẩm trên nhiều chất liệu khác nhau của 99 tác giả.

14 gương mặt trẻ triển vọng đã được vinh danh với 14 tác phẩm nổi bật, mang đến thông điệp đầy tính nhân văn và ý nghĩa. Trong đó có 7 bạn trẻ là người khuyết tật.

Bà Wee Wei Ling - giám đốc Hợp tác bền vững, lối sống và tài sản của Tập đoàn Khách sạn Pan Pacific - đại diện ban tổ chức cho biết số lượng bài dự thi năm nay tăng gấp đôi, đặc biệt là tinh thần tích cực của các thí sinh khuyết tật.

Các tác phẩm xuất sắc sẽ được trưng bày tại khách sạn Pan Pacific Hà Nội từ ngày 22-4 đến 2-5.

Thầy khiếm thị mang 'ánh sáng' cho trò khuyết tật

Sinh ra kém may mắn vì đôi mắt không nhìn rõ như bao người nhưng Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP.HCM) không đầu hàng số phận, tốt nghiệp đại học và trở thành thầy giáo, mang lại 'ánh sáng' cho cuộc đời nhiều học trò khuyết tật.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hoa hậu H’Hen Niê và 100 bé gái khó khăn hóa thân thành nàng Lọ Lem

Lần đầu tiên các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn của Cần Thơ được khoác những bộ trang phục lộng lẫy như nàng Lọ Lem bước ra từ trong truyện cùng hoa hậu H’Hen Niê.

Hoa hậu H’Hen Niê và 100 bé gái khó khăn hóa thân thành nàng Lọ Lem

7.000 người xếp hình lá cờ Tổ quốc khổng lồ ở Hải Phòng

7.000 người dân Hải Phòng đã cùng nhau chung tay xếp hình lá cờ Tổ quốc siêu to khổng lồ tại Vinhomes Imperia Hồng Bàng.

7.000 người xếp hình lá cờ Tổ quốc khổng lồ ở Hải Phòng

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Không kể mưa nắng, Hiếu từng có 10 năm cõng Minh đến trường. Hôm nay, nam sinh lại cõng người bạn thân lên bục nhận bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Khối trưởng bắt tay Tổng thống Nga Putin: Đây là niềm tự hào của toàn khối

Trung úy Phạm Khắc Giang, người được bắt tay Tổng thống Nga Putin trong lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ, chia sẻ đây là vinh dự của anh em toàn khối, những đồng đội ở nhà...

Khối trưởng bắt tay Tổng thống Nga Putin: Đây là niềm tự hào của toàn khối

Đóa Tường Vy vẫn nở trong gian khó

Tôi đã từng gặp nhiều bạn học sinh vượt khó, hiếu học, song Nguyễn Ngọc Tường Vy, cô học trò nhỏ đất võ Bình Định để lại trong tôi nhiều ấn tượng đặc biệt.

Đóa Tường Vy vẫn nở trong gian khó

Thầy thuốc trẻ mang AI đi khám bệnh tình nguyện

Hội Thầy thuốc trẻ đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào hỗ trợ khám sàng lọc, trong chuỗi hoạt động tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2025.

Thầy thuốc trẻ mang AI đi khám bệnh tình nguyện
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar