09/12/2024 11:27 GMT+7

Thầy khiếm thị mang 'ánh sáng' cho trò khuyết tật

Sinh ra kém may mắn vì đôi mắt không nhìn rõ như bao người nhưng Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP.HCM) không đầu hàng số phận, tốt nghiệp đại học và trở thành thầy giáo, mang lại 'ánh sáng' cho cuộc đời nhiều học trò khuyết tật.

Thầy khiếm thị mang 'ánh sáng' cho trò khuyết tật - Ảnh 1.

Hoàng Nhật Minh dạy võ aikido cho trẻ khuyết tật tại Nhà Thiếu nhi quận 3, TP.HCM - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Khi mới lên 3 tuổi, đôi mắt của Hoàng Nhật Minh bị viêm võng mạc sắc tố, dẫn đến thị lực bị giảm sút nghiêm trọng, hiện khả năng nhìn chỉ còn 3/10.

Nhờ vào tình yêu của gia đình và sự cố gắng của bản thân, Nhật Minh đã tốt nghiệp ngành truyền thông tại Trường đại học RMIT. Mới đây, Minh đã đậu chương trình thạc sĩ giáo dục đặc biệt tại Đại học Flinders (thành phố Adelaide, Úc) do Chính phủ Úc tài trợ.

Học để cống hiến cho đời

Ra trường, Nhật Minh đi làm truyền thông cho tổ chức Saigon Children's Charity CIO (một tổ chức phi chính phủ của Anh, hoạt động 32 năm tại Việt Nam) trong lĩnh vực giáo dục công bằng cho trẻ em yếu thế.

Sau đó, Minh được nhận vào giảng dạy tại trung tâm chuyên về trẻ tự kỷ (quận 7, TP.HCM), hướng dẫn học sinh từ 18 - 20 tuổi về kiến thức media, thuyết trình, làm video, thiết kế, cách đăng bài trên mạng xã hội...

Ngoài ra Minh còn thường xuyên làm những dự án cộng đồng như phân phối sách cho trẻ em vùng sâu, vùng xa ở 9 tỉnh thành; dự án can thiệp nâng cao nhận thức về trẻ tự kỷ; tiếp cận, hòa nhập tại môi trường học tập và làm việc ở Trường đại học RMIT...

Dù đã có trong tay tấm bằng cử nhân nhưng chàng trai khiếm thị vẫn nuôi ước mơ được tiếp tục con đường học tập. Chính những câu chuyện của người cùng số phận đã thôi thúc chàng trai trẻ không dừng lại việc học mà phải cố gắng nhiều hơn.

Nhờ vào ý chí đặc biệt, thông qua các vòng viết luận và phỏng vấn, bạn đã đậu chương trình thạc sĩ giáo dục đặc biệt tại Đại học Flinders (thành phố Adelaide, Úc) do Chính phủ Úc tài trợ.

"Tôi mong muốn học trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt, có thêm chuyên môn, hiểu về nhu cầu của trẻ đặc biệt để có thể thực hiện những dự án giúp các bạn khuyết tật có cuộc sống dễ dàng hơn.

Tôi muốn bản thân không còn bị phụ thuộc mà phải thật sự độc lập, để có thể độc lập thì cần có năng lực. Hằng ngày tôi đều sử dụng phần mềm đọc màn hình để xử lý thông tin, học phương pháp đọc bằng tai và đặt ra cho bản thân những công việc ưu tiên cần xử lý trong ngày" - Hoàng Nhật Minh nói.

Cô Trần Kim Bình, mẹ của Minh, chia sẻ: "Tôi rất vui và hạnh phúc khi thấy con đi đúng đường đã chọn. Tuy rằng cánh cửa này hơi hẹp nhưng lại dành riêng cho con. Bản thân con cũng dành nhiều tình thương, sự tử tế và trách nhiệm với những người cùng cảnh ngộ".

Dạy võ cho trẻ tự kỷ

Đồng cảm với những hoàn cảnh đặc biệt, ngoài công việc đứng lớp ở trung tâm dạy trẻ tự kỷ, Nhật Minh còn dành thời gian buổi chiều tối đến Nhà Thiếu nhi quận 3 để dạy võ aikido cho trẻ em khuyết tật.

"Thời gian đầu khi dạy cho các bạn tự kỷ, do các bạn không kiểm soát hành vi nên đôi khi làm tôi bị thương. Từng được gia đình kêu ngừng công việc, nhưng tôi đã không từ bỏ. Dần về sau tôi đã tìm cách giúp các bạn trở nên hiền hòa hơn.

Mong muốn của tôi là giúp mọi người cùng tiến lên, đem những kiến thức hay từ nước ngoài về chia sẻ với mọi người để việc giảng dạy trở nên vui vẻ và hào hứng" - Nhật Minh bộc bạch.

Với chàng trai khiếm thị, những học trò đặc biệt không chỉ là người tiếp nhận kiến thức mà còn là những người thầy để Minh tự trui rèn bản thân nhiều hơn, góp một phần giúp các bạn kém may mắn được hòa nhập cộng đồng, rèn luyện thể chất, tự tin giao tiếp và bớt đi những rào cản không đáng có.

Phụ huynh Lê Trần Ngọc Diễn (quận Tân Bình, TP.HCM) cho hay thầy Minh dạy cho các bé rất kỹ, cơ bản, rõ ràng và cẩn thận từng chi tiết. Tuy thị lực hạn chế nhưng cảm nhận của thầy rất tốt. Thầy tận tâm để chỉnh tay chân của từng bé rất chuẩn.

"Tôi không nghĩ một người không nhìn thấy mà dạy được những động tác khó trong môn võ thì rất hay. Ngay cả phụ huynh như tôi cũng có thể học được từ thầy" - phụ huynh Ngọc Diễn nói.

Em Nguyễn Thị Bích Quyên (quận 3, TP.HCM) cho biết mình đã đạt được đai xanh 2 đẳng nhờ vào sự hỗ trợ của thầy Minh: "Thầy dạy rất dễ hiểu, tận tình và dễ tiếp thu bài. Sai động tác nào thầy sẽ chỉ từng chút và luôn khuyên chúng em không có gì phải nản".

Ngoài học bổng thạc sĩ của Úc, Hoàng Nhật Minh còn giành được học bổng của một chương trình thạc sĩ do Chính phủ Mỹ tài trợ. Nhưng chàng trai khiếm thị đã chọn nước Úc với chuyên ngành giáo dục đặc biệt.

Tổng giá trị học bổng mà Chính phủ Úc dành cho Nhật Minh khi theo học chuyên ngành thạc sĩ là 5 tỉ đồng (bao gồm chi phí học tập và người đồng hành hỗ trợ bạn khi sang Úc). Dự kiến ngày 14-1-2025 Minh sẽ sang Úc du học.

Tận tụy với học trò

Võ sư Nguyễn Thị Thanh Loan - người sáng lập lớp học "Aikido - Thế giới là yêu thương" - cho biết tiếp xúc với Hoàng Nhật Minh, cô không khỏi bất ngờ với khả năng tiếng Anh và kỹ năng võ của bạn.

"Lớp võ của tôi rất đặc biệt, các huấn luyện viên đa số khiếm thị. Bạn Nhật Minh rất được các em yêu thích, hiểu được tâm lý từng học trò, các em luôn nghe lời thầy.

Nhật Minh rất sát sao và tận tụy với học trò. Nhiều khi hết giờ dạy nhưng các em nếu chưa hiểu đòn thế đó thì thầy sẽ ở lại chỉ dẫn tận tình để các em nắm kiến thức tốt hơn" - võ sư Thanh Loan nhận xét.

Cô giáo ở TP.HCM làm mô hình toán học cho trò khiếm thị

Để học sinh khiếm thị hình dung về hình học không gian, cô Phạm Thị Thanh Tâm cùng học trò dành 12 tháng nghiên cứu, làm bộ mô hình toán học.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội chính thức rót 3.000 tỉ hỗ trợ suất ăn trưa cho học sinh tiểu học

HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học tại thủ đô, bắt đầu từ năm học 2025-2026.

Hà Nội chính thức rót 3.000 tỉ hỗ trợ suất ăn trưa cho học sinh tiểu học

Nghỉ hưu linh hoạt theo luật mới: Ai được về sớm, ai có thể làm đến 70 tuổi?

Theo Luật Nhà giáo mới, nhiều người được về hưu sớm nhưng có những người mong muốn cống hiến sẽ được kéo dài tuổi nghỉ hưu cao hơn.

Nghỉ hưu linh hoạt theo luật mới: Ai được về sớm, ai có thể làm đến 70 tuổi?

Bổ sung quy định bồi hoàn chi phí đào tạo với du học sinh học bổng ngân sách nhà nước

Nghị định số 86/2021/NĐ-CP chưa quy định tiêu chí miễn bồi hoàn đối với du học sinh chưa hoàn thành khóa học có lý do chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, về sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn.

Bổ sung quy định bồi hoàn chi phí đào tạo với du học sinh học bổng ngân sách nhà nước

Thủ khoa lớp 10 ở Quảng Ngãi sống cùng người mẹ mua ve chai trong căn nhà rộng 20m²

Căn nhà 20m² nằm nép mình ở cuối cánh đồng xã Lân Phong, Quảng Ngãi là nơi sinh sống của thủ khoa lớp 10 tỉnh Quảng ngãi. Cô gái nhỏ, đang viết nên câu chuyện truyền cảm hứng về nghị lực và khát vọng vươn lên bằng học vấn.

Thủ khoa lớp 10 ở Quảng Ngãi sống cùng người mẹ mua ve chai trong căn nhà rộng 20m²

Nhiều trường đại học, cao đẳng hợp nhất, đổi tên sau sáp nhập tỉnh

Nhiều trường đại học, cao đẳng được hợp nhất, đổi tên sau nhập tỉnh. Riêng Cà Mau giữ nguyên trạng các trường đại học, cao đẳng.

Nhiều trường đại học, cao đẳng hợp nhất, đổi tên sau sáp nhập tỉnh

Gia đình tố cô giáo mầm non đánh, kéo lê, ném bé gái 4 tuổi vào tường

Một phụ huynh ở Hà Nội tố cô giáo mầm non đánh đập, kéo lê và ném con gái 4 tuổi vào tường ngay trong lớp học.

Gia đình tố cô giáo mầm non đánh, kéo lê, ném bé gái 4 tuổi vào tường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar