22/02/2021 14:55 GMT+7

Cát bụi Sahara 'nhuộm cam' nhiều nơi của châu Âu

HOÀNG THI
HOÀNG THI

TTO - Nhiều khu vực ở châu Âu đang trong tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng vì cát bụi từ sa mạc Sahara ‘đến mùa’ kéo về phương bắc. Tại nhiều nơi, bầu trời nhuộm sắc cam.

Cát bụi Sahara nhuộm cam nhiều nơi của châu Âu - Ảnh 1.

"Bầu trời cam" ở một khu resort trượt tuyết tại Anzere, Thụy Sĩ - Ảnh: AP

Cơ quan Giám sát khí quyển Copernicus (CAMS) của EU cho biết mức độ các hạt bụi trong không khí nhỏ hơn 10 micromet (PM10) bắt đầu tăng lên đáng lo ngại ở nhiều nơi như Barcelona (Tây Ban Nha), Lyon, Marseille (Pháp)... Lớp cát bụi dày đặc này nhanh chóng lan đến những khu vực khác của châu Âu như Thụy Sĩ hay Đức.

Theo Sky News, CAMS đã phát cảnh báo cát bụi tiếp tục tràn qua châu Âu trong tuần này. Chất lượng không khí cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Xuất phát từ khu vực Sahara, những khối cát vượt Địa Trung Hải, vào Nam Âu, Tây Âu sau đó có thể theo gió lên đến tận những nước Bắc Âu như Phần Lan, Na Uy.

Cát làm bầu trời nhiều nơi chuyển sang màu cam, có khi như đỏ tía. Nhiều người dân than phiền họ không thể thấy đường chạy xe, chơi thể thao, đi du lịch...

Cát bụi Sahara nhuộm cam nhiều nơi của châu Âu - Ảnh 2.

Bầu trời màu cát tại Vallee de Chamonix, Haute Savoie (Pháp) - Ảnh: SIPA

Đầu tháng 2 vừa qua, một đám cát bụi từ Sahara cũng đã vượt đại dương đến phủ kín nhiều nước Tây Âu. Theo CAMS, mật độ bụi trong không khí khi đó ở các nước này cao gấp hàng trăm lần so với bình thường.

Lớp cát cũng mang theo khối không khí nóng chứa nhiều vi khuẩn, virus... có khả năng gây hại cho sức khỏe hô hấp, đặc biệt càng thêm nguy hiểm trong dịch COVID-19. Trong khi đó, các hạt PM10 có thể xâm nhập vào phổi, gây khó thở, lên cơn hen suyễn và các vấn đề sức khỏe khác.

Theo các chuyên gia, hiện tượng này xảy ra thường xuyên khoảng tháng 2, do một số cơn bão cát dữ dội hình thành ở Bắc Phi. Sự chuyển dịch không khí theo khí áp đã góp phần đưa cát đi xa về phương bắc.

Không chỉ vậy, bụi cát còn có thể vượt Đại Tây Dương đến Caribe và Bắc Mỹ, thường vào khoảng tháng 5, 6.

Điển hình trong năm 2020, nhiều quốc gia đã ghi lại các bức ảnh bầu trời vốn trong xanh bỗng hóa đục hoặc chuyển nâu vàng. Khi đó cát bụi bao phủ một nửa lãnh thổ phía đông Cuba, còn Costa Rica chứng kiến chỉ số ô nhiễm không khí AQI lên tới 156, cao nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Một số hình ảnh khác về "bầu trời cam" do cát từ Sahara trong tháng 2-2021:

Cát bụi Sahara nhuộm cam nhiều nơi của châu Âu - Ảnh 3.

Khu resort Alpine ở Thụy Sĩ - Ảnh: AP

Cát bụi Sahara nhuộm cam nhiều nơi của châu Âu - Ảnh 4.

Bầu trời ở Stuttgart (Đức) - Ảnh: AFP

Cát bụi Sahara nhuộm cam nhiều nơi của châu Âu - Ảnh 5.

Màu cam của cát hòa vào màu trắng của tuyết tại một khu du lịch ở Thụy Sĩ - Ảnh: AP

Cát bụi Sahara nhuộm cam nhiều nơi của châu Âu - Ảnh 6.

Quang cảnh Lyon (Pháp) trong "bầu trời cát" - Ảnh: SIPA

Cát bụi Sahara nhuộm cam nhiều nơi của châu Âu - Ảnh 7.

Một công trường ở Bramois, Thụy Sĩ - Ảnh: SIPA

Bầu trời vùng Bay Area, California rực màu cam lửa

TTO - Bầu trời ở khu vực Bay Area ở California nhuộm một màu cam sẫm trong ngày 9-9 (giờ địa phương), giữa ban ngày vẫn tối mờ như cảnh hoàng hôn. Màu sắc được cho là hiệu ứng từ cháy rừng và tro bụi.

HOÀNG THI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà nghiên cứu Đức đã tạo ra con nhện đầu tiên được chỉnh sửa gene bằng công cụ CRISPR-Cas9, có khả năng bắn ra tơ màu đỏ.

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Dù lượng vàng được tạo ra rất nhỏ và tồn tại trong thời gian cực ngắn, khám phá này đánh dấu bước tiến quan trọng trong nghiên cứu vật lý hạt nhân hiện đại.

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Trong khi các hành tinh khác bị hủy diệt trong quá trình sao mẹ của chúng tiến hóa thành sao lùn trắng, WD 1856+534b lại không hề hấn gì dù nằm trong 'vùng cấm'.

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar