24/12/2016 10:00 GMT+7

'Cao bồi già' Đỗ Phấn vẽ Hà Nội qua những con chữ

HOÀNG HƯƠNG
HOÀNG HƯƠNG

TTO - Trong Rong chơi miền ký ức, gã "cao bồi già" phố cổ Đỗ Phấn, người "vẽ Hà Nội qua những con chữ", một lần nữa lại truyền cảm hứng về tình yêu và nỗi lo dành cho thành phố thân yêu, thông qua ký ức.

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp (bìa trái), nhà văn Đỗ Phấn (giữa) và nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên ở buổi tọa đàm ra mắt cuốn tiểu thuyết mới nhất của ông: Rong chơi miền ký ức diễn ra chiều 23-12 tại Hà Nội - Ảnh: H.H.

Muốn biết về Hà Nội, hãy đọc văn Đỗ Phấn

Nhận định này của nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến - một trong những nhà văn viết nhiều về Hà Nội - đã nhận được sự chia sẻ, đồng tình của rất nhiều khách mời khác tại buổi ra mắt sách ấm cúng.

Đạo diễn trẻ Nguyễn Hoàng Điệp dù mới đọc cuốn sách đầu tiên của nhà văn Đỗ Phấn là cuốn Rong chơi miền ký ức nhưng chị khẳng định mình “rất sung sướng” khi được gặp lại một Hà Nội đã trở thành ký ức mà bấy lâu chị không có cách nào lấy lại: “Tôi rất sung sướng khi có cơ hội được chu du trong ký ức của một người có chiều sâu như Đỗ Phấn. Có những người như thế này, những cuốn sách như thế này giúp mình chạm tay vào miền ký ức một thời mà mình không có cách gì để gặp lại cả".

Nghệ sĩ Phương Hoa, người từng chuyển thể tiểu thuyết Rụng xuống ngày hư ảo của nhà văn Đỗ Phấn thành kịch bản phim, thì cho biết con trai bà là đạo diễn điện ảnh khi đọc văn Đỗ Phấn đã rất thích đề tài về Hà Nội thời chưa xa nhưng lại đã rất xa xưa với thế hệ anh và đã xin phép chuyển thể cuốn Chảy qua bóng tối của Đỗ Phấn thành kịch bản phim truyện, nghệ sĩ Phương Hoa cũng đã xin phép chuyển thể tiếp cuốn Dằng dặc triền sông mưa của ông....

Nhà văn Lê Minh Khuê chia sẻ bà đặc biệt xúc động bởi một Hà Nội đẹp đẽ nhưng đang phai nhạt, rữa tàn trong văn của Đỗ Phấn. Theo bà, dù Đỗ Phấn viết không chỉ về Hà Nội mà còn viết về những mối quan hệ giữa đàn ông, đàn bà, rượu, nhưng cuối cùng sau tất cả thì Đỗ Phấn vẫn dẫn dắt người đọc tới những cảm xúc đẹp đẽ về Hà Nội, cuối cùng vẫn là đang viết về Hà Nội.

“Văn Đỗ Phấn không gây sốc. Ông ấy không viết được về những điều thô tục. Tha thiết yêu Hà Nội, ông chỉ viết về cái đẹp Hà Nội xưa, ông vẽ ra những cái đẹp để chúng ta thêm yêu mà giữ lại những nét đẹp ấy...” 

Nhà văn Lê Minh Khuê

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên thì cho rằng Đỗ Phấn đã viết về Hà Nội bằng nỗi lo lắng rằng Hà nội sẽ mất đi, Hà Nội sẽ điêu tàn. Hà Nội không mất đi về mặt địa chí hay chính trị, Hà Nội đang mất đi một cái gì đó rất mơ hồ nhưng lại rất cụ thể. Đó là sự mất mát về văn hóa.

Trước những chia sẻ xúc động của các đồng nghiệp, bạn đọc, nhà văn Đỗ Phấn chỉ chia sẻ một cách giản dị về tình yêu Hà Nội và nỗi ám ảnh mang tên Hà Nội trong văn của ông:

“Dù vẽ hay viết thì mục đích của tôi cũng là tìm đến cái đẹp, cái nhân văn của cuộc sống. Nhất là Hà Nội hôm nay có phần mất mát, xô lệch quá, chẳng còn giữ được bao nhiêu. Là người con Hà Nội, tôi thấy mình cần có trách nhiệm phải lưu giữ những nét đẹp của Hà Nội mà mình đã may mắn được nếm trải, nay đang dần phai nhạt”.

Văn chương tử tế vẫn sống

Không chia sẻ đề tài Hà Nội trong văn của Đỗ Phấn nhưng nhà phê bình Phạm Xuân Thạch cũng dành sự trân trọng đặc biệt cho văn chương của ông: “Đọc văn của Đỗ Phấn cũng như của những nhà văn khác ngồi đây như Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Ngọc Tiến… đã khiến tôi tin rằng văn chương tử tế vẫn còn sống.”

Theo anh, văn chương tử tế chỉ có thể được tạo ra bởi những cây viết chuyên nghiệp, lao động nghiêm túc và phải có bề dày văn hóa. Anh cho biết gần đây, đọc văn chương của một số người anh đã khá chán nản và thất vọng bởi sự cẩu thả của các tác giả.

Nhưng văn chương của Đỗ Phấn đã cho anh thấy sự khác biệt: “Gần đây tôi rất quan tâm đến việc chúng ta sẽ có gì cho con cái của chúng ta đọc. Và những người viết như Đỗ Phấn khiến tôi rất tin tưởng và lạc quan...”. 

Nhà văn Lê Minh Khuê cũng đánh giá rất cao văn chương của Đỗ Phấn cũng như “sự tử tế” trong lao động của ông: “Khi đọc cuốn Vắng mặt, tôi đã quá bất ngờ khi có một người viết “chọn chữ” như vậy. Người chọn chữ, chọn văn chương thì viết ra những thứ rất hấp dẫn. Tôi là biên tập viên một nhà xuất bản nên tôi phải đọc rất nhiều sách, nhưng có ít tác phẩm khiến tôi phải đọc chậm như văn của Đỗ Phấn”.

Cuốn tiểu thuyết được viết theo một cách đặc biệt: rất nhiều chú thích rất dài. Đây không chỉ là chú thích mà cũng là ký ức về những đoạn đời, những khoảnh khắc mà tác giả từng đi qua trong một cuộc đời rong chơi của mình.

HOÀNG HƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

Công trình kiến trúc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2025 bỏ phiếu gần như tuyệt đối để trao Giải thưởng lớn.

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'

Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, khẳng định các kiến trúc sư Việt Nam ‘tuy thời thế mạnh yếu khác nhau, xong hào kiệt thời nào cũng có’, không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế.

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam thông báo việc Chính phủ Ấn Độ ‘có một bước đi ngoại lệ’ là kéo dài thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam theo đề nghị của phía Việt Nam.

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc trả lại trục Hoàng Đạo hàng ngàn năm và dựng lại điện Kính Thiên là việc hệ trọng của đất nước Việt Nam, đề nghị UNESCO tiếp tục ủng hộ và tư vấn.

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới

Chào đón hè 2025, một số sân khấu đã lên sàn tập và chốt lịch diễn kịch thiếu nhi.

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar