11/05/2024 10:18 GMT+7

Cảnh báo nóng: Bão mặt trời mạnh sắp ảnh hưởng lưới điện, liên lạc, GPS...

Các cơ quan khoa học trên thế giới phát cảnh báo về khả năng bão mặt trời có thể gây xáo trộn hệ thống định vị, thông tin liên lạc và lưới điện.

Bão mặt trời có thể làm gián đoạn hệ thống định vị toàn cầu và gây nguy hiểm cho lưới điện - Ảnh: NASA

Bão mặt trời có thể làm gián đoạn hệ thống định vị toàn cầu và gây nguy hiểm cho lưới điện - Ảnh: NASA

Ngày 11-5, Cơ quan quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) phát cảnh báo về ảnh hưởng của bão mặt trời, kêu gọi các nhà điều hành, nhà máy phát điện và cơ quan vận hành vệ tinh ngoài không gian cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Hãng tin AP dẫn lời ông Shawn Dahl - chuyên gia dự báo thời tiết ngoài không gian của NOAA, nhận định bão mặt trời có thể gây nguy hiểm cho các đường dây truyền tải điện áp cao của lưới điện.

Ngoài ra, vệ tinh cũng có thể bị ảnh hưởng, gây ra sự gián đoạn hệ thống định vị vệ tinh và hệ thống liên lạc vô tuyến trên Trái đất. Thậm chí, ngay cả khi cơn bão đã kết thúc, hệ thống định vị toàn cầu (GPS) vẫn có khả năng bị xáo trộn.

Trước đó, ngày 9-5, Trung tâm Dự báo thời tiết không gian Mỹ cũng cảnh báo bão địa từ Mặt trời (bão Mặt trời) cấp G4. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2005, cơ quan này cảnh báo bão địa từ G4, cao thứ hai trong thang đo năm cấp độ.

Cùng diễn biến, ngày 10-5, Cơ quan Vũ trụ quốc gia Nam Phi (SANSA) phát cảnh báo nguy cơ thời tiết không gian diễn biến xấu trong 3 ngày tới, khi một cơn bão Mặt trời cấp G4 sắp tác động đến Trái đất.

SANSA cho biết cơn bão trên có khả năng ảnh hưởng tới lưới điện quốc gia và gây ra các vấn đề trong việc kiểm soát điện áp trên diện rộng, theo Hãng tin News24 (Nam Phi).

Viện hàn lâm Khoa học Nga ngày 10-5 cũng thông báo Trái đất có thể đón một cơn bão địa từ Mặt trời mạnh nhất trong 20 năm qua.

Các nhà khoa học giải thích cơn bão địa từ trên đến từ ba vụ phun trào vành nhật hoa xảy ra hồi đầu tuần. Vành nhật hoa là lớp ngoài cùng của bầu khí quyển sao hay Mặt trời, bao gồm plasma.

Nói cách khác, sự phóng khối lượng vành nhật hoa có thể hiểu là các vụ nổ plasma khổng lồ giải phóng từ Mặt trời, đẩy các hạt mang điện tích, được gọi là gió Mặt trời, về phía Trái đất và các hành tinh xung quanh.

15% khả năng Trái đất đón bão Mặt trời cấp G5

Bão Mặt trời có thể tác động đến cơ sở hạ tầng trên quỹ đạo gần Trái đất và trên bề mặt Trái đất, làm gián đoạn thông tin liên lạc, lưới điện, điều hướng, hoạt động vô tuyến và vệ tinh.

Thời điểm gần nhất Trái đất chịu ảnh hưởng bởi cơn bão địa từ G5 - cấp cao nhất trong hệ thống thang đo 5 cấp độ - là năm 2003.

Nếu cơn bão năm nay thật sự đạt cấp G5 thì đây sẽ là lần đầu tiên Trái đất hứng chịu bão địa từ ở cấp cao nhất kể từ năm 2003. Tuy nhiên, xác suất xảy ra chỉ khoảng 15%.

Bão Mặt trời gây những sự kiện kỳ lạ trên Trái đất

Mặt trời sắp hoạt động mạnh và sẽ gây ra nhiều cơn bão Mặt trời hơn. Khi đó, các hạt tích điện và bức xạ hướng về Trái đất, gây ra những sự kiện kỳ lạ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Những bức ảnh đẹp nhất tại Giải thưởng Nhiếp ảnh gia của năm (Photographer of the Year Awards) vừa được NASA công bố.

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar