TTCT - Mẹ tôi bị té gãy chân, bác sĩ đã chỉ định mổ nhưng sau đó lại lùi ngày, nói là do đang dùng thuốc kháng đông. Xin bác sĩ cho biết thuốc này và việc mổ có liên quan gì? Phóng to Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân phải cung cấp thông tin đầy đủ về thuốc đang uống cho bác sĩ biết -T.T.D. Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị bệnh tim mạch và dùng thuốc kháng đông nhưng không biết phải báo cho bác sĩ nên một số ca mổ phải hoãn lại. Dùng thuốc làm máu loãng Gần đây nhất có trường hợp bị té, bệnh nhân không đi lại được, người nhà cứ tưởng chưa đi được là do đau. Một tuần sau bệnh nhân vẫn không đi được, khớp háng sưng lên nên đưa vào khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Khi khám và chụp hình, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi và có chỉ định thay khớp háng. Khi khảo sát lại tiền sử dùng thuốc, bác sĩ phát hiện bà cụ bị bệnh lý bệnh mạch vành và đang được dùng thuốc kháng đông Lovenox. Mặc dù có chỉ định mổ thay khớp sớm để giúp bệnh nhân đi lại và tránh loét nhưng các bác sĩ đành phải chờ một tuần để tác dụng kháng đông của Lovenox hết. Hiện nay số người cao tuổi ngày càng nhiều, điều đáng lưu ý là số người lớn tuổi này gần như luôn có kèm bệnh lý tim mạch. Trong số các thuốc tim mạch họ dùng có một loại mà các bác sĩ hay giải thích là làm cho máu loãng để khỏi tắc mạch. Đây chính là các loại thuốc kháng đông có tác dụng chống lại việc hình thành các cục máu đông có nguy cơ làm tắc nghẽn mạch vành nuôi cơ tim. Việc dùng thuốc này đã được hướng dẫn cụ thể trong các bảng hướng dẫn điều trị về bệnh tim mạch. Tuy nhiên, người bệnh thường vì không chú ý hay không được hướng dẫn đầy đủ nên chỉ biết mình đang uống thuốc tim mà không biết thuốc có tác dụng gì. Thuốc kháng đông làm cho máu khó đông nên khi tiến hành các thủ thuật hay phẫu thuật sẽ rất nguy hiểm vì bệnh nhân sẽ có nguy cơ chảy máu. Phẫu thuật càng lớn nguy cơ chảy máu càng nhiều. Người già lại hay có các vấn đề răng miệng, chấn thương vì dễ té gãy xương. Khi được đưa vào bệnh viện cấp cứu, bệnh nhân và người nhà hiếm khi mang hết các loại thuốc hay toa thuốc theo để khai cho bác sĩ biết. Mặt khác, một số bác sĩ ngoại khoa thường lại không chú ý đến tiền căn dùng thuốc kháng đông của bệnh nhân. Và chúng ta sẽ thấy sự nguy hiểm như thế nào nếu bệnh nhân được phẫu thuật mà không được dừng thuốc kháng đông trước đó. Những câu hỏi cần thiết Hiện có nhiều loại thuốc kháng đông đang được dùng trên thị trường như Lovenox, Sintrom, Plavix, Aspirine... Do vậy những bệnh nhân đang được điều trị bệnh lý tim mạch nên hỏi rõ bác sĩ tim mạch của mình xem mình có đang dùng thuốc kháng đông hay không. Nếu đang dùng thuốc kháng đông thì câu hỏi kế tiếp là giả sử tôi phải đi mổ thì cần ngưng thuốc kháng đông trước khi mổ bao lâu? Bao lâu sau mổ có thể dùng lại thuốc kháng đông? Và nếu bệnh nhân đang dùng thuốc tim mạch mà không có thông tin về thuốc kháng đông mình đang dùng thì trước khi mổ cần báo cho bác sĩ về các loại thuốc tim mạch mình đang dùng bằng cách mang theo toa thuốc hay vỏ thuốc đã dùng. Không chỉ có nguy cơ chảy máu khi mổ, người bệnh dùng thuốc kháng đông còn có thể bị chảy máu tự nhiên do quá liều thuốc. Do vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng việc dùng thuốc cũng như việc xét nghiệm chức năng đông máu để đảm bảo hạn chế các biến chứng do nguy cơ dùng thuốc kháng đông gây ra. Tags: Thuốc kháng đôngMáu loãngThuốc tim mạch
Cắt hầu bao các báo, đài công ở Mỹ: Khi khái niệm "của dân" được bảo vệ... NGUYỄN VŨ 13/05/2025 1336 từ
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà giải thích về trường hợp chủ tịch tỉnh sẽ điều hành công việc ở xã THÀNH CHUNG 14/05/2025 Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà đã có giải trình rõ hơn về các trường hợp 'cần thiết' mà chủ tịch tỉnh được đề xuất sẽ điều hành công việc ở xã.
VinSpeed đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, nỗ lực khởi công trước tháng 12-2025 ĐỨC PHÚ 14/05/2025 Ngày 14-5, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đường sắt cao tốc VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Phát thuốc 2 tháng/lần để giảm tải bệnh viện và giảm thời gian chờ khám bảo hiểm HỒNG HÀ 14/05/2025 Theo ông Nguyễn Đức Hòa - phó giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cách làm này đã phát huy hiệu quả trong thời gian cách ly do dịch COVID-19, Bảo hiểm và Bộ Y tế đã nhiều lần trao đổi, thống nhất nhưng chưa có nhiều bệnh viện áp dụng.
Cán bộ công an bị tố tát cô gái: Tổ công tác mặc thường phục đến công ty kiểm tra gì? HỒNG QUANG 14/05/2025 Liên quan vụ cán bộ công an phường bị tố tát dân tại phường Dương Nội (quận Hà Đông), giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết đã chỉ đạo khẩn trương xác minh.