03/12/2023 18:14 GMT+7
Trở lại chủ đề

Căn cước điện tử sẽ cấp cho người dân từ ngày 1-7-2024 là gì?

Theo Luật Căn cước mới được thông qua, từ ngày 1-7-2024, mỗi công dân Việt Nam được cấp một căn cước điện tử

Căn cước công dân đang sử dụng của người dân - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Căn cước công dân đang sử dụng của người dân - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Quốc hội đã thông qua Luật Căn cước mới và sẽ có hiệu lực từ ngày 1-7-2024. Một điểm đáng chú ý, trong Luật Căn cước có điểm mới quy định về căn cước điện tử.

Căn cước điện tử được dùng làm gì?

Theo đó, đây là căn cước của công dân Việt Nam được thể hiện thông qua tài khoản định danh điện tử, do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.

Cũng theo quy định, mỗi công dân Việt Nam được cấp một căn cước điện tử. Căn cước điện tử gồm danh tính điện tử (số định danh cá nhân; họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; ảnh khuôn mặt; vân tay).

Cùng với đó là một số thông tin cá nhân khác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước.

Ngoài ra, căn cước điện tử có thể được tích hợp các thông tin như thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Căn cước điện tử có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào căn cước điện tử để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.

Trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác, nếu phát hiện sự khác nhau giữa thông tin in trên thẻ căn cước hoặc thông tin lưu trữ trong bộ phận lưu trữ được mã hóa của thẻ căn cước với thông tin trong căn cước điện tử thì cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin trong căn cước điện tử.

Đáng chú ý, căn cước điện tử sẽ bị khóa khi người được cấp căn cước điện tử yêu cầu khóa; hoặc vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia; hoặc bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước; hoặc chết; hoặc có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền.

Tương ứng với từng trường hợp, căn cước điện tử được mở khóa khi người được cấp căn cước điện tử yêu cầu; hoặc đã khắc phục những vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia; hoặc được trả lại thẻ căn cước; hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay căn cước điện tử là một nội dung mới được điều chỉnh trong luật.

Thêm vào đó, để áp dụng đồng bộ, thống nhất căn cước điện tử của người dân trên phạm vi cả nước, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đầu tư trang thiết bị cho các cơ quan, tổ chức... cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa.

Do vậy, quy định về căn cước điện tử là chính sách được đặt ra với mục tiêu hoàn thiện theo từng giai đoạn (đến năm 2030). Trong thời gian thực hiện các mục tiêu đề ra, việc sử dụng song song 2 hình thức căn cước điện tử và căn cước là cần thiết.

Không bắt buộc người dân cung cấp thông tin nhóm máu

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an) cho biết trong Luật Căn cước mới được Quốc hội thông qua thì thông tin sinh trắc học sẽ được thu thập trong dữ liệu căn cước gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói. Trong đó, với ADN và giọng nói là không bắt buộc.

Đại diện Cục C06 nêu rõ sau khi dự luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2024 thì người dân đang có căn cước công dân gắn chip đã được cấp, vẫn còn hiệu lực sẽ không phải bổ sung các thông tin về sinh trắc học trên vào cơ sở dữ liệu căn cước.

Người dân chỉ bổ sung các thông tin sinh trắc học bắt buộc khi tiến hành làm lại căn cước mới theo yêu cầu hoặc có những thay đổi về thông tin.

Đồng thời, các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng.

Cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.

Bên cạnh đó, trong 25 trường thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có thông tin về nhóm máu.

Về thông tin này, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Luật Căn cước không quy định bắt buộc người dân phải cung cấp.

Thông tin này được thu thập thông qua chia sẻ dữ liệu về y tế qua cơ sở dữ liệu chuyên ngành để phục vụ công tác quản lý nhà nước và bảo đảm lợi ích của người dân, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, bảo vệ sức khỏe.

Mống mắt sẽ được thu thập ra sao để làm thẻ căn cước?

Trung tướng Nguyễn Minh Đức cho biết người dân có căn cước công dân còn hiệu lực không phải đến tích hợp thêm mống mắt, sau khi Luật Căn cước có hiệu lực.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sao phải đi gần 2.000km đến Hà Giang ‘học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục’?

Từ chuyện một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang 'học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục', hàng loạt câu hỏi được đặt ra.

Sao phải đi gần 2.000km đến Hà Giang ‘học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục’?

Đại biểu: Công chức xa chỗ làm 30km mới được mua nhà xã hội là chưa phù hợp

Đại biểu Dương Tấn Quân cho rằng việc quy định cứng nhắc 'bắt công chức nhà phải cách xa chỗ làm 30km mới được mua nhà ở xã hội là không hợp lý'.

Đại biểu: Công chức xa chỗ làm 30km mới được mua nhà xã hội là chưa phù hợp

Nữ sinh mất tích sau khi rời nhà, có lên xe khách ra hướng Bắc?

Tại Quảng Bình, người thân và cơ quan chức năng đang tìm kiếm một nữ sinh mất tích sau khi rời khỏi nhà bằng xe đạp điện từ chiều 19-5. Người dân phát hiện nữ sinh có lên một chiếc xe khách ra hướng Bắc.

Nữ sinh mất tích sau khi rời nhà, có lên xe khách ra hướng Bắc?

Xe tải mất lái lật trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn, hai người bị thương

Một chiếc xe tải đang chạy trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn thì bất ngờ mất lái, va chạm với xe đi ngược chiều rồi lao vào hộ lan và lật nghiêng giữa đường.

Xe tải mất lái lật trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn, hai người bị thương

Báo Tuổi Trẻ có 3 tác phẩm báo chí hay, xuất sắc được TP.HCM khen thưởng

Chuỗi bài về sự phát triển của hạ tầng giao thông TP.HCM, tuyến bài 'Để TP.HCM là thành phố sáng tạo điện ảnh đầu tiên của Đông Nam Á', và phóng sự ảnh 'Người tiên phong mổ não bằng robot AI' tại Việt Nam đã được TP.HCM khen thưởng.

Báo Tuổi Trẻ có 3 tác phẩm báo chí hay, xuất sắc được TP.HCM khen thưởng

Hài cốt liệt sĩ được phát hiện cùng nhiều di vật khi thi công điện gió

Một hài cốt liệt sĩ cùng nhiều di vật được phát hiện trong quá trình thi công dự án điện gió. Vị trí này trước đây có các đơn vị Sư đoàn 304 chiến đấu, đánh điểm cao 689.

Hài cốt liệt sĩ được phát hiện cùng nhiều di vật khi thi công điện gió
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar