27/11/2023 08:45 GMT+7
Trở lại chủ đề

Quốc hội chính thức thông qua đổi tên căn cước, thu thập thêm mống mắt vào Cơ sở dữ liệu căn cước

Với đa số tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua đổi tên căn cước công dân thành căn cước và thu thập thêm mống mắt vào Cơ sở dữ liệu căn cước.

Quang cảnh phiên họp sáng 27-11 - Ảnh: GIA HÂN

Quang cảnh phiên họp sáng 27-11 - Ảnh: GIA HÂN

Sáng 27-11, với 431/468 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,25% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước. Luật gồm 7 chương, 46 điều.

Nhiều thay đổi trên thẻ căn cước

Theo đó, Luật Căn cước mới vừa được thông qua đã nêu rõ các trường thông tin thay đổi thể hiện trên thẻ căn cước.

Trong đó có ảnh khuôn mặt; số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quốc tịch; nơi cư trú; ngày cấp thẻ và hạn sử dụng.

Như vậy so với Luật Căn cước công dân 2014, trường thông tin về quê quán, vân tay đã được bỏ không cần thể hiện trên căn cước.

Chính thức thông qua đổi tên căn cước, nhiều thay đổi trên thẻ căn cước

Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm thông tin nhân dạng; thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói; nghề nghiệp...

Trong đó, với thông tin ADN và giọng nói, chỉ thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc trong quá trình quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Người được cấp thẻ căn cước bao gồm công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước; công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp căn cước theo nhu cầu.

Kết quả biểu quyết thông qua Luật Căn cước - Ảnh: THÀNH CHUNG

Kết quả biểu quyết thông qua Luật Căn cước - Ảnh: THÀNH CHUNG

Đổi tên căn cước là phù hợp với mục đích quản lý và phục vụ nhân dân

Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết có ý kiến cho rằng thời gian qua đã có nhiều thay đổi về hình thức, nội dung và tên gọi của căn cước, vì vậy đề nghị cân nhắc về tên gọi của luật.

Đồng thời, đề nghị không đổi tên luật và tên thẻ thành căn cước.

Tuy nhiên, ông Tới cho biết qua thảo luận, hầu hết ý kiến đại biểu và ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều đồng ý với tên gọi của dự thảo luật và tên căn cước đã được giải trình.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số.

Với việc tích hợp đầy đủ thông tin một cách khoa học trong thẻ căn cước cùng với hình thức, phương thức quản lý số bảo đảm tính đại chúng, việc đổi tên thành căn cước sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước có tính khoa học hơn, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số của Chính phủ.

Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho người dân trong tham gia các hoạt động xã hội cũng như giao dịch về hành chính, dân sự ngày càng tiện lợi.

Ông Tới cũng cho biết nội dung này Đảng đoàn Quốc hội đã xin ý kiến Bộ Chính trị và được Bộ Chính trị đồng thuận, thống nhất cao về việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước, thẻ căn cước như Chính phủ trình.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy việc điều chỉnh tên gọi là Luật Căn cước và thẻ căn cước là phù hợp với mục đích quản lý và phục vụ nhân dân.

Bên cạnh đó, theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới, khoa học hiện nay đã chứng minh cùng với vân tay, mống mắt của một người có cấu trúc đường vân phức tạp và duy nhất đối với mỗi người, không thay đổi nhiều theo thời gian.

Công nghệ nhận diện mống mắt (hay còn gọi là công nghệ cảm biến mống mắt) là phương pháp sử dụng thuật toán, hình ảnh để nhận dạng một người dựa vào cấu trúc các đường vân của mống mắt (nơi xác định màu mắt của con người), đã được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực.

Hiện nay, nhiều quốc gia đã áp dụng công nghệ này để phục vụ nhận diện công dân, xác thực hộ chiếu, điền thông tin xác thực qua website...

Đồng thời công nghệ này có độ chính xác cao, đơn giản, dễ sử dụng, không cần thao tác phức tạp.

Vì vậy, bên cạnh việc thu thập vân tay, dự thảo luật đã bổ sung quy định thu thập mống mắt trong thông tin căn cước để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin của mỗi cá nhân.

Hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người (với các trường hợp khuyết tật hoặc vân tay bị biến dạng do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan…).

Quốc hội họp tuần cuối kỳ họp thứ 6, sẽ 'chốt' đổi tên căn cước

Trong sáng thứ hai (27-11), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Căn cước. Đây là tên gọi mới của Luật Căn cước công dân sửa đổi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên

Nhân chuyến công tác Nga, ngày 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp một số doanh nghiệp tiêu biểu của nước này. Ông khẳng định Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Nga mở rộng hợp tác, đầu tư.

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên

Bị truy nã đặc biệt do bán 2 trẻ em sang Trung Quốc, cô gái bị bắt sau 10 năm bỏ trốn

Một người phụ nữ ở huyện miền núi Quảng Nam đã bị công an bắt sau hơn 10 năm bỏ trốn do bị truy nã về hành vi mua bán người.

Bị truy nã đặc biệt do bán 2 trẻ em sang Trung Quốc, cô gái bị bắt sau 10 năm bỏ trốn

Mặt đường nút giao ngàn tỉ ở Nha Trang xuất hiện vết sụt lún

Nút giao Ngọc Hội ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) xuất hiện vết sụt lún dù chưa thi công xong.

Mặt đường nút giao ngàn tỉ ở Nha Trang xuất hiện vết sụt lún

Trao giải Olympic Cơ học toàn quốc khu vực miền Bắc

Ngày 11-5 đã diễn ra lễ tổng kết và trao giải kỳ thi Olympic Cơ học toàn quốc lần thứ 35 - năm 2025 khu vực miền Bắc.

Trao giải Olympic Cơ học toàn quốc khu vực miền Bắc

Tàu câu cá ngừ đại dương chìm, 1 ngư dân mất tích

Trong khi đang câu cá ngừ đại dương, 1 tàu cá Bình Định bị chìm. 3 thuyền viên được cứu sống, 1 ngư dân mất tích.

Tàu câu cá ngừ đại dương chìm, 1 ngư dân mất tích

Phương án sáp nhập cấp xã của 34 tỉnh, thành, nơi nào có số phường xã nhiều nhất?

Sau sắp xếp, cả nước từ 10.035 đơn vị cấp xã giảm 6.714 đơn vị (giảm 66,91%), còn 3.321 đơn vị hành chính cấp xã.

Phương án sáp nhập cấp xã của 34 tỉnh, thành, nơi nào có số phường xã nhiều nhất?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar