03/04/2024 08:04 GMT+7

Cần cơ chế đặc thù để di dời nhà ven kênh rạch

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, nhưng 20 năm qua việc thực hiện rất ì ạch.

Hiện trường dãy nhà bị thiêu rụi sau vụ hỏa hoạn - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Hiện trường dãy nhà bị thiêu rụi sau vụ hỏa hoạn - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Nhiều giải pháp đã được đưa ra nhưng để tiến độ di dời nhà ven, trên kênh rạch đạt bước tiến vẫn cần có những cơ chế đặc thù, đột phá...

TP.HCM có thể vận dụng cơ chế linh hoạt về tài chính, ngân sách, nguồn thu trong nghị quyết 98 về thí điểm cơ chế, chính sách đột phá phát triển TP.HCM để tập trung đầu tư cho các dự án di dời, giải tỏa nhà ven, trên kênh rạch.

TS Dư Phước Tân (Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM)

Hàng chục năm kế hoạch di dời nhà trên, ven kênh

Thành ủy và UBND TP.HCM đặc biệt quan tâm, xem việc di dời nhà trên và ven kênh rạch là một trong những vấn đề quan trọng. Từ năm 1993, TP.HCM đã thực hiện việc di dời các hộ dân sống trên và ven kênh rạch. Chương trình thực hiện đạt kết quả thành công vào giai đoạn đầu nhưng tiến độ chậm lại vào giai đoạn sau khi chủ trương chuyển từ nguồn vốn ngân sách sang nguồn vốn ngoài ngân sách.

Giai đoạn 1993 - 2020, TP di dời được 38.185 trên tổng số hơn 65.000 nhà cần di dời. Trung bình mỗi năm TP di dời được hơn 1.400 nhà. Tại Đại hội Đảng bộ TP lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020, việc di dời nằm trong các nội dung quan trọng của chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị, một trong bảy chương trình đột phá trong nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Đến Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XI, nhiệm kỳ 2021 - 2025, TP tiếp tục xác định di dời nhà ven, trên kênh rạch được xác định là một trong những chương trình hành động và nhiệm vụ quan trọng nhất của TP.HCM.

Tuy nhiên, tốc độ di dời càng ngày càng giảm và tiến độ chậm dần. Để đẩy nhanh việc di dời, TP.HCM đã ban hành kế hoạch về triển khai chỉnh trang và phát triển đô thị đến năm 2030, trong đó có chương trình di dời 20.000 căn nhà trên kênh và nhà ven kênh với mục tiêu cụ thể từ năm 2021 - 2025 sẽ di dời 6.500 căn.

Dù vậy, giai đoạn 2016 - 2020, TP chỉ di dời được gần 2.500 căn (trung bình mỗi năm chỉ di dời 625 căn), chỉ đạt 12,4% chỉ tiêu. Dự báo kết quả di dời giai đoạn 2021 - 2025, TP cũng chỉ di dời được tầm 3.000 căn trên tổng chỉ tiêu 6.500 căn.

Vận dụng chính sách đặc thù đẩy nhanh tiến độ

Nguyên nhân việc di dời chậm được nhận định do thiếu vốn và cơ chế. Việc khó khăn về nguồn vốn đầu tư khiến tiến độ di dời nhà chậm. TP.HCM đã áp dụng một số phương thức thu hút vốn đầu tư từ nguồn xã hội hóa nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc.

Ngoài ra, các dự án di dời, giải tỏa nhà ven, trên kênh rạch còn gặp phải các khó khăn về pháp lý, thẩm định giá, giải tỏa, đền bù, tái định cư, bảo đảm sinh kế cho người dân bị giải tỏa...

Báo cáo mới nhất của UBND quận 8 cho biết quận này có gần 12.500 căn nhà lụp xụp, khu đất trên và ven kênh rạch, trên diện tích 955.103m2, trải đều tất cả 16 phường với hơn 52.000 nhân khẩu đang sinh sống.

Trong đó có khoảng 6.400 căn nhà trên đất, gần 4.000 căn một phần trên đất, một phần trên kênh rạch và khoảng 2.000 căn nằm hoàn toàn trên kênh rạch.

Qua thực tế công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án, UBND quận 8 nhận thấy giá trị bồi thường, hỗ trợ cho nhà đất bị ảnh hưởng rất thấp, không đủ điều kiện cho hộ dân mua lại căn hộ để tái định cư, ổn định cuộc sống dẫn đến việc vận động, di dời các hộ dân rất khó khăn.

Do đó, quận này đã xây dựng phương án chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các trường hợp nhà trên và ven kênh rạch trên địa bàn quận 8.

Mục tiêu làm sao cho cuộc sống người dân sau giải tỏa, di dời phải bằng hoặc cao hơn nơi ở hiện tại, nội dung chính sách đặc thù gồm chính sách hỗ trợ đối với trường hợp không đủ điều kiện bồi thường về đất; chính sách về tái định cư và chính sách về hỗ trợ kinh doanh, đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm...

Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM từng tổ chức hội thảo tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn việc di dời nhà trên và ven kênh rạch. Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng TP.HCM cần có giải pháp tập trung vào huy động nguồn lực tài chính và quỹ đất (bao gồm quỹ nhà ở tái định cư và các khu đất) đối với các dự án cải tạo, chỉnh trang kênh rạch.

Với thực tế kinh phí hạn hẹp, TP có thể chia nhỏ các dự án ra và làm hoàn chỉnh, đẹp một phần hoặc một đoạn kênh rạch. Khi đó có thể thu hút nhiều người quan tâm đầu tư, người dân nhìn nhận ra cái đẹp cũng sẽ có thay đổi tích cực, dẫn đến sự kích hoạt các khu vực còn lại theo hướng tốt hơn. Thêm vào đó, có thể mở rộng kêu gọi bằng vốn xã hội hóa.

Xem xét cho cải tạo nhà bị cháy

Chiều 2-4, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải đã đến kiểm tra hiện trường và thăm hỏi các hộ dân bị ảnh hưởng vụ cháy nhà ven kênh ở quận 8. Tại đây, ông Hải cũng đề nghị chính quyền quận 8 có các chính sách hỗ trợ các hộ gia đình bị ảnh hưởng sớm ổn định cuộc sống.

Đồng thời tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức tự giác thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa không để cháy, nổ xảy ra. Cùng ngày, bà Trần Kim Yến - chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM - đã thăm hỏi, động viên và hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi vụ cháy.

Trước đó tại cuộc họp báo, ông Phạm Quang Tú - phó chủ tịch UBND quận 8 - thông tin khu vực cháy nằm trong hẻm và ở ven sông nên gặp khó khăn trong công tác chữa cháy, phải đề nghị lực lượng chữa cháy trên sông của PC07 Công an TP.HCM chi viện. Ngay trong đêm, địa phương đã bố trí chỗ nghỉ tạm thời, cung cấp vật dụng sinh hoạt cá nhân, thực phẩm... cho các hộ dân.

Về nguyên nhân ban đầu, vụ cháy được cho xuất phát từ bãi chứa vật liệu gỗ cũ phía sau nhà không số, kế nhà số 206/1/20 đường Phạm Thế Hiển.

Cũng theo ông Tú, khu vực xảy ra cháy có các hộ dân nằm trong diện di dời thuộc dự án cải tạo, chỉnh trang bờ nam kênh Đôi. UBND TP.HCM đã lập tổ công tác đẩy nhanh tiến độ, đang trong giai đoạn nghiên cứu các hướng khả thi thực hiện dự án. Dự kiến có hơn 5.000 căn nhà được di dời.

Với các trường hợp có nhà bị cháy, sau khi rà soát pháp lý nhà đất xong, các hộ dân sẽ được sửa chữa, cải tạo nhà lại theo quy mô cũ trong thời gian chờ dự án di dời nhà.

TP.HCM thúc tiến độ di dời nhà ven kênh rạch ở 7 dự án

Trong đó có một số dự án liên quan kênh rạch đang được người dân đặc biệt quan tâm như rạch Xuyên Tâm, kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, kênh Hàng Bàng...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

70 năm hoàn thành tập kết ra Bắc: Bấy nhiêu năm ấy biết bao nghĩa tình

Ngày 16-5-1955, tròn 70 năm trước, biển trời Quy Nhơn xanh ngắt đưa chân con tàu cuối cùng rẽ sóng tiễn những người con thân yêu của Liên khu V lên đường tập kết ra Bắc.

70 năm hoàn thành tập kết ra Bắc: Bấy nhiêu năm ấy biết bao nghĩa tình

Vụ hàng trăm tấn xi măng để ngoài trời gây hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã

Chủ tịch UBND xã bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày để làm rõ trách nhiệm liên quan đến việc xi măng từ nguồn hỗ trợ xây dựng nông thôn mới bị hư hỏng.

Vụ hàng trăm tấn xi măng để ngoài trời gây hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã

Không chuyển đổi các khu ký túc xá sinh viên ở Nha Trang làm nhà công vụ

Khánh Hòa bác phương án chuyển đổi các ký túc xá sinh viên thành nhà công vụ và xin bố trí 70 phòng của nhà khách T78 cho cán tại Ninh Thuận ở khi sáp nhập.

Không chuyển đổi các khu ký túc xá sinh viên ở Nha Trang làm nhà công vụ

Thủ tướng: Tập trung tìm kiếm cứu nạn vụ sạt lở ở khu vực thủy điện Tả Páo Hồ 1A

Tối 16-5, Thủ tướng có công điện gửi yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở tại công trường thi công công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A.

Thủ tướng: Tập trung tìm kiếm cứu nạn vụ sạt lở ở khu vực  thủy điện Tả Páo Hồ 1A

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đề xuất nghiêm cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin, bài như cơ quan báo chí.

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar