06/04/2024 13:13 GMT+7

Cận cảnh cuộc sống tạm bợ trong những ngôi nhà trên kênh rạch ở TP.HCM

Từ vụ cháy dãy nhà ven bờ nam kênh Đôi mới đây, nhiều bạn đọc cho rằng TP.HCM cần có giải pháp đột phá đẩy nhanh tiến độ chỉnh trang, di dời và tổ chức lại cuộc sống của người dân đang sống trên và ven kênh rạch hiện nay.

Gia đình bà Trần Thị Tuyết (sinh năm 1966) đã gần 30 năm sống dựa vào dòng kênh đen - Ảnh: THẢO LÊ

Gia đình bà Trần Thị Tuyết (sinh năm 1966) đã gần 30 năm sống dựa vào dòng kênh đen - Ảnh: THẢO LÊ

Đại hội lần thứ X (năm 2015) và XI (năm 2020), Đảng bộ TP.HCM đã xác định việc di dời nhà trên và ven kênh rạch là một trong những chương trình hành động và nhiệm vụ quan trọng nhất của TP. Tuy nhiên, tốc độ di dời càng ngày càng giảm và tiến độ chậm dần.

Để đẩy nhanh việc di dời, TP.HCM đã ban hành kế hoạch về triển khai chỉnh trang và phát triển đô thị đến năm 2030, trong đó có chương trình di dời 20.000 căn nhà trên và ven kênh rạch với mục tiêu cụ thể từ năm 2021 - 2025 sẽ di dời 6.500 căn.

Dù vậy, giai đoạn 2016 - 2020, TP chỉ di dời được gần 2.500 căn (trung bình mỗi năm chỉ di dời 625 căn), chỉ đạt 12,4% chỉ tiêu. Dự báo kết quả di dời giai đoạn 2021 - 2025, TP cũng chỉ di dời được tầm 3.000 căn trên tổng chỉ tiêu 6.500 căn. Việc di dời nhà tạm bợ trên và ven kênh rạch ở TP.HCM sẽ khó thực hiện nếu không có quyết tâm cao cũng như các cơ chế, giải pháp đột phá.

Một trong những dự án chỉnh trang kênh rạch được lãnh đạo TP.HCM quyết tâm thúc đẩy tiến độ trong quý 1-2024 là dự nạo vét, xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường bờ Bắc kênh Đôi tại quận 8. Trong ảnh: một ngôi nhà trên kênh bị bủa vây bởi rác - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Một trong những dự án chỉnh trang kênh rạch được lãnh đạo TP.HCM quyết tâm thúc đẩy tiến độ trong quý 1-2024 là dự nạo vét, xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường bờ Bắc kênh Đôi tại quận 8. Trong ảnh: một ngôi nhà trên kênh bị bủa vây bởi rác - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Sinh sống trong căn nhà ván ọp ẹp ven bờ kênh Đôi gần 30 năm nay, bà Trần Thị Tuyết (sinh năm 1966) thấu hết những vất vả của người dân nơi đây. Thời điểm đó, không có tiền cũng không có chỗ ở, hai vợ chồng chỉ biết dựng tạm căn nhà ván trên bờ kênh sống tạm bợ qua ngày. Nói là tạm bợ nhưng cuộc sống ấy đã kéo dài mấy chục năm, đến nay đứa con lớn của bà Tuyết đã 24 tuổi - Ảnh: THẢO LÊ

Sinh sống trong căn nhà ván ọp ẹp ven bờ kênh Đôi gần 30 năm nay, bà Trần Thị Tuyết (sinh năm 1966) thấu hết những vất vả của người dân nơi đây. Thời điểm đó, không có tiền cũng không có chỗ ở, hai vợ chồng chỉ biết dựng tạm căn nhà ván trên bờ kênh sống tạm bợ qua ngày. Nói là tạm bợ nhưng cuộc sống ấy đã kéo dài mấy chục năm, đến nay đứa con lớn của bà Tuyết đã 24 tuổi - Ảnh: THẢO LÊ

Đợt rồi, gia đình bà Tuyết được thông báo giải tỏa căn nhà để cải tạo môi trường kênh Đôi, bà không biết

Đợt rồi, gia đình bà Tuyết được thông báo giải tỏa căn nhà để cải tạo môi trường kênh Đôi, bà không biết "nên mừng hay lo". Bởi căn nhà của bà đã xuống cấp, rung lắc mạnh nhưng nếu giải tỏa thì không biết đi đâu. "Có tiền chẳng ai muốn ở dưới kênh", hy vọng lớn nhất của vợ chồng bà là được lên bờ, có chỗ ở ổn định, còn dựng vợ gả chồng cho con - Ảnh: THẢO LÊ

Lãnh đạo Thành ủy và UBND TP có quyết tâm lớn trong việc đẩy nhanh tiến độ dự án chỉnh trang bờ bắc kênh Đôi, yêu cầu cơ quan chức năng phấn đấu hoàn thành các thủ tục để khởi công dự án vào cuối năm nay - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Lãnh đạo Thành ủy và UBND TP có quyết tâm lớn trong việc đẩy nhanh tiến độ dự án chỉnh trang bờ bắc kênh Đôi, yêu cầu cơ quan chức năng phấn đấu hoàn thành các thủ tục để khởi công dự án vào cuối năm nay - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Với dự án này, có 1.571 trường hợp bị ảnh hưởng. Trong đó, có 1.005 trường hợp ảnh hưởng toàn bộ và 566 trường hợp ảnh hưởng một phần. Hiện UBND quận 8 đã dự thảo phương án chính sách bồi thường nhưng quy định giá trị bồi thường, hỗ trợ cho nhà đất bị ảnh hưởng rất thấp, không đủ điều kiện cho hộ dân mua lại căn hộ để tái định cư, ổn định cuộc sống. Do đó, quận này đã xây dựng phương án chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các trường hợp nhà trên và ven kênh rạch trên địa bàn quận 8 - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Với dự án này, có 1.571 trường hợp bị ảnh hưởng. Trong đó, có 1.005 trường hợp ảnh hưởng toàn bộ và 566 trường hợp ảnh hưởng một phần. Hiện UBND quận 8 đã dự thảo phương án chính sách bồi thường nhưng quy định giá trị bồi thường, hỗ trợ cho nhà đất bị ảnh hưởng rất thấp, không đủ điều kiện cho hộ dân mua lại căn hộ để tái định cư, ổn định cuộc sống. Do đó, quận này đã xây dựng phương án chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các trường hợp nhà trên và ven kênh rạch trên địa bàn quận 8 - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Về phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án cải tạo bờ bắc kênh Đôi, với những căn nhà tồn tại trước 15-10-1993 sẽ được hỗ trợ 40% kinh phí so với diện tích đất ở, từ 15-10-1993 đến 1-7-2004 sẽ được hỗ trợ 30%. Các hộ dân này sẽ được hưởng các chính sách tái định cư. Tuy nhiên, số lượng nhà lấn chiếm tồn tại sau 1-7-2004 chưa có quy định để bồi thường. UBND quận 8 đang phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường TP nghiên cứu các quy định pháp luật để đề xuất kinh phí hỗ trợ cho các hộ dân ổn định cuộc sống - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Về phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án cải tạo bờ bắc kênh Đôi, với những căn nhà tồn tại trước 15-10-1993 sẽ được hỗ trợ 40% kinh phí so với diện tích đất ở, từ 15-10-1993 đến 1-7-2004 sẽ được hỗ trợ 30%. Các hộ dân này sẽ được hưởng các chính sách tái định cư. Tuy nhiên, số lượng nhà lấn chiếm tồn tại sau 1-7-2004 chưa có quy định để bồi thường. UBND quận 8 đang phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường TP nghiên cứu các quy định pháp luật để đề xuất kinh phí hỗ trợ cho các hộ dân ổn định cuộc sống - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Một trong những nguyên nhân khiến tiến độ di dời nhà ở ven kênh rạch chậm là thiếu nguồn vốn ngân sách. Các chuyên gia cho rằng TP.HCM cần vận dụng nghị quyết 98 để huy động nguồn lực đầu tư dự án giải tỏa di dời nhà ở trên và ven kênh rạch - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Một trong những nguyên nhân khiến tiến độ di dời nhà ở ven kênh rạch chậm là thiếu nguồn vốn ngân sách. Các chuyên gia cho rằng TP.HCM cần vận dụng nghị quyết 98 để huy động nguồn lực đầu tư dự án giải tỏa di dời nhà ở trên và ven kênh rạch - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Về phía bờ nam kênh Đôi, nơi xảy ra vụ cháy tối 1-4, thời gian qua UBND TP.HCM đã lập tổ công tác để khảo sát, lập đề án di dời nhà ven kênh, cải tạo môi trường khu vực này. Theo kết quả điều tra năm 2017, khu vực này có 2.104/5.055 căn (chiếm 41,6%) là nhà trên và ven kênh rạch không có hồ sơ pháp lý về nhà đất, nhà xây dựng lấn chiếm - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Về phía bờ nam kênh Đôi, nơi xảy ra vụ cháy tối 1-4, thời gian qua UBND TP.HCM đã lập tổ công tác để khảo sát, lập đề án di dời nhà ven kênh, cải tạo môi trường khu vực này. Theo kết quả điều tra năm 2017, khu vực này có 2.104/5.055 căn (chiếm 41,6%) là nhà trên và ven kênh rạch không có hồ sơ pháp lý về nhà đất, nhà xây dựng lấn chiếm - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Tại quận 7, dự án ao Song Tân dự kiến di dời 770 căn nhà với tổng vốn đầu tư hơn 21.000 tỉ đồng. Cùng với rạch Bần Đôn và sông Ông Lớn, đây là một trong ba đề án thí điểm chỉnh trang đô thị, di dời nhà trên và ven kênh rạch ở quận 7 đã được Quận ủy quận 7 đưa vào nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 - Ảnh: LÊ PHAN

UBND quận 7 đã lập đề án chỉnh trang đô thị di dời nhà trên và ven kênh rạch đối với 3 tuyến ao Song Tân (770 căn), rạch Bần Đôn (di dời 659 căn) và sông Ông Lớn (853 căn). Sau các cuộc họp liên ngành thẩm định, Sở Xây dựng TP đã kiến nghị UBND TP chấp thuận chủ trương triển khai đề án này theo phương thức xã hội hóa đầu tư - Ảnh: LÊ PHAN

UBND quận 7 đã lập đề án chỉnh trang đô thị di dời nhà trên và ven kênh rạch đối với 3 tuyến ao Song Tân (770 căn), rạch Bần Đôn (di dời 659 căn) và sông Ông Lớn (853 căn). Sau các cuộc họp liên ngành thẩm định, Sở Xây dựng TP đã kiến nghị UBND TP chấp thuận chủ trương triển khai đề án này theo phương thức xã hội hóa đầu tư - Ảnh: LÊ PHAN

Nhà trên kênh rạch: Không đột phá, khó di dời

Từ vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ mới đây cho thấy các nhà ven kênh tồn tại mấy chục năm ở TP.HCM cần giải pháp đột phá mới có thể di dời làm dự án mới, nâng cao đời sống người dân và phát triển đô thị.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Tin tức đáng chú ý: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí, bỏ bằng tốt nghiệp THCS; TP.HCM tri ân những người "âm thầm" phục vụ sức khỏe người dân...

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Thời tiết hôm nay 12-5: Trung Bộ và Nam Bộ tiếp tục mưa to, dông lốc

Hôm nay 12-5, thời tiết Trung Bộ và Nam Bộ có mưa to, mưa dông tập trung vào chiều tối, trong mưa có dông sét nguy hiểm.

Thời tiết hôm nay 12-5: Trung Bộ và Nam Bộ tiếp tục mưa to, dông lốc

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Chiều 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao rời Nga, hướng tới Belarus cho chuyến thăm cấp nhà nước.

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất đầu tư tuyến nhánh đường sắt nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam.

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Phó thủ tướng chỉ đạo lo nguồn vốn làm cao tốc Đà Lạt - Nha Trang

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất nguồn vốn để thực hiện đường cao tốc Đà Lạt - Nha Trang trong giai đoạn 2026 - 2030.

Phó thủ tướng chỉ đạo lo nguồn vốn làm cao tốc Đà Lạt - Nha Trang

Xe tải đang chạy bất ngờ tông sập nhà dân, bé gái 1 tuổi trong nhà tử vong

Chiếc xe tải bất ngờ tông vào nhà dân ở thôn Tân Thành (xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) khiến bé gái 1 tuổi qua đời, chị của bé bị thương.

Xe tải đang chạy bất ngờ tông sập nhà dân, bé gái 1 tuổi trong nhà tử vong
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar