21/10/2014 09:50 GMT+7

​Cần 55 tỉ đồng xây đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh?

LAM ĐIỀN - K.YÊN
LAM ĐIỀN - K.YÊN

TT - UBND TP.HCM vừa có văn bản đề nghị HĐND TP thông qua dự án xây dựng đền thờ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh tại công viên Lịch sử - văn hóa dân tộc TP (gọi tắt là công viên văn hóa).

Đình Minh Hương Gia Thạnh ở Q.5, TP.HCM, nơi Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được thờ ở vị trí tiền hiền làng Minh Hương - Ảnh: Wikipedia

Theo đề xuất của UBND TP, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh được xây dựng trên phần đất hơn 6.000m2, chi phí 54,7 tỉ đồng từ nguồn ngân sách TP do ban quản lý khu công viên văn hóa làm chủ đầu tư.

Ông Cao Hữu Niên - trưởng ban quản lý khu công viên này - cho biết khi thành lập công viên chưa có hạng mục này. Chủ trương đưa đền thờ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào công viên chỉ mới được cơ quan chức năng đồng ý và UBND TP phê duyệt vào tháng 8-2014.

Đây là dự án có tên “Xây dựng đền thờ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh tại công viên Lịch sử - văn hóa dân tộc”. Thông tin này được đề cập trong công văn số 5314/UBND-ĐT do UBND TP.HCM gửi thường trực HĐND TP ngày 15-10 nhằm “kiến nghị thường trực HĐND TP thông qua chủ trương đầu tư để chủ đầu tư (ban quản lý khu công viên Lịch sử - văn hóa dân tộc) có cơ sở triển khai thực hiện và hoàn tất các thủ tục đầu tư xây dựng”.

Dự án này xuất phát từ đề nghị của ban quản lý khu công viên văn hóa vào tháng 8, và UBND TP.HCM chỉ đạo thực hiện dự án “nhằm chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước theo như chỉ đạo của Ban thường vụ Thành ủy”.

Thời gian thực hiện dự án ghi ở đây là từ năm 2014 đến 2015. Nhưng tính từ tháng 8-2014 đến tháng 4-2015 là thời điểm kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, quỹ thời gian chỉ vỏn vẹn tám tháng. Thậm chí đến hiện nay - trung tuần tháng 10-2014 - dự án xây dựng đền thờ vẫn đang chờ UBND TP phê duyệt.

Được biết, từ trước đến nay, Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã được lập các đền thờ ở nhiều địa phương từ miền Trung đến miền Nam, các đền thờ lớn nhất đặt ở Quảng Bình - quê hương ông, ở Cù lao Phố (Đồng Nai) - nơi ông đặt dinh Trấn Biên, ở TP.HCM (tại đình Minh Hương Gia Thạnh, thờ chung với Trần Thượng Xuyên, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh như những vị tiền hiền và hậu hiền của làng Minh Hương) và ở An Giang (phường Châu Phú A, TP Châu Đốc) - nơi ông khải hoàn sau chuyến đánh ngoại xâm quan trọng cuối cùng (1700) trong cuộc đời oanh liệt vì dân vì nước của ông. Đền này do chính quan trấn thủ Thoại Ngọc Hầu xây dựng để thờ Nguyễn Hữu Cảnh từ bấy đến giờ.

Theo ý kiến của nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng, tại TP.HCM có đình Nam Tiến (Q.4) là nơi từng thờ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. “Nhưng đình hiện hư sập hết cả, nếu trùng tu để thờ Nguyễn Hữu Cảnh cũng là việc nên làm” - ông Trảng nhận xét.

LAM ĐIỀN - K.YÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Không còn một gã rocker cuồng nhiệt, cũng không còn pop art dí dỏm trào phúng, sự trở lại của Trần Trung Lĩnh tuổi trung niên với biểu hiện mang đến một trải nghiệm nghệ thuật tĩnh lặng mà đầy vang vọng tại ‘Sắc và Không’.

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar