31/05/2011 15:16 GMT+7

Campuchia và Thái Lan ra tòa Liên Hiệp Quốc

H.MINH
H.MINH

TTO - Campuchia ngày 30-5 đã bắt đầu cuộc chiến pháp lý tại Tòa án công lý quốc tế của Liên Hiệp Quốc (ICTY) ở The Hague, Hà Lan, để yêu cầu quân đội Thái Lan phải rút ngay lập tức khỏi khu vực ngôi đền cổ Preah Vihear, nơi diễn ra giao tranh gây thương vong lớn vào đầu năm nay.

Phóng to
Ông Hor Namhong đại diện cho phía Campuchia tại The Hague (ngồi, bên phải) - Ảnh: AP

“Chúng tôi sẽ yêu cầu tòa án nhanh chóng cung cấp các biện pháp bảo vệ hòa bình và tránh leo thang xung đột vũ trang trong vùng”, AP dẫn lời Phó thủ tướng Hor Namhong, đại diện phía Campuchia, nói trước ban hội thẩm 16 người ở Tòa án công lý. “Campuchia sẽ yêu cầu tòa án áp dụng các biện pháp ngăn chặn viện hủy hoại hơn nữa ngôi đề và khu vực xung quanh”.

Vào tháng 2, Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn sau khi 10 người thiệt mạng vì giao tranh gần Preah Vihear, nhưng nổ súng lại xảy ra vào tháng 4 khiến thêm 18 người chết và 85.000 thường dân phải rời vùng chiến sự.

Tòa án này, vào năm 1962, đã ra phán quyết là ngôi đền thuộc về Campuchia. Phía Campuchia nói trong khi giao tranh từng diễn ra trong quá khứ, phía Thái Lan trở nên hiếu chiến hơn sau sự kiện tháng 7-2008, khi cơ quan văn hóa của Liên Hiệp Quốc UNESCO công nhận ngôi đền này là Di sản thế giới.

Bên ngoài phòng xử, Bộ trưởng ngoại giao Thái Lan Kasit Piromya nói Thái Lan chưa bao giờ phủ nhận phán quyết của tòa vào năm 1962, nhưng tranh cãi chủ yếu là về khu đất rộng 4,6 km vuông xung quanh ngôi đền.

“Đó là chuyện khác”, ông Kasit nói. “Tòa không đưa ra phán quyết pháp lý nào về khu đất đó”. Ông cũng khẳng định quan điểm của Thái Lan “không thay đổi trong 50 năm qua” và “chúng tôi không hiểu tại sao phải tới đây”.

Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva nói với các phóng viên ở Bangkok rằng việc tòa án xem xét đơn kiện của Campuchia là “không cần thiết”.

“Yêu cầu của họ vi phạm phán quyết trước đó... Chúng tôi sẽ chiến đấu dựa trên sự thật và các quá trình tư pháp ở tòa. Khi Campuchia thắng xử lần trước, chính quyền Thái Lan đã tôn trọng phán quyết và đã làm như vậy suốt từ năm 1962 tới giờ”, ông Abhisit nói.

Tòa án công lý quốc tế dự kiến sẽ dành hai ngày để xem xét lý lẽ của các bên trước khi đưa ra phán quyết.

H.MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghị sĩ Dân chủ phát biểu hơn 5 giờ để hoãn luật chi tiêu của ông Trump

Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện phát biểu nhiều giờ liên tục để trì hoãn việc bỏ phiếu dự luật chi tiêu mà ông Trump đã đặt ra hạn chót là trước ngày 4-7.

Nghị sĩ Dân chủ phát biểu hơn 5 giờ để hoãn luật chi tiêu của ông Trump

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Nỗ lực cứu hộ trong ngày gặp nhiều khó khăn và đã phải tạm dừng dù vẫn còn 30 người mất tích sau vụ chìm phà gần hòn đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia.

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7

Đây là hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng đầu tiên Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự sau khi Việt Nam trở thành nước đối tác thứ 10 của nhóm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7

Reuters: Phó tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk

Theo Reuters, ngày 3-7, Phó tư lệnh Hải quân Nga Mikhail Gudkov đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Ukraine ở vùng Kursk, đánh dấu một trong những tổn thất lớn của quân đội Nga.

Reuters: Phó tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk

Những thuận lợi cho kiều bào trong Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi

Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Trung Kiên thông tin một số điểm mới liên quan đến kiều bào trong Luật Quốc tịch sửa đổi và chương trình Trại hè Việt Nam 2025 dành cho thanh, thiếu niên kiều bào.

Những thuận lợi cho kiều bào trong Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi

Việt Nam khẳng định luôn theo sát tình hình trên Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam luôn theo sát tình hình trên Biển Đông.

Việt Nam khẳng định luôn theo sát tình hình trên Biển Đông
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar