31/10/2024 11:34 GMT+7

Cải lương xưa, thầy tuồng cực kỳ quan trọng thì sau này soạn giả đang 'ăn' cái có sẵn của người?

Đó là ý kiến được đạo diễn Ca Lê Hồng nêu ra vào sáng 30-10, trong tọa đàm Tính văn học trong nghệ thuật sân khấu cải lương giai đoạn từ năm 1975 đến nay do Hội Sân khấu TP.HCM tổ chức.

Khi đội ngũ soạn giả cải lương ngày càng teo tóp - Ảnh 1.

Vở Khúc tráng ca thành Gia Định do tác giả trẻ Phạm Văn Đằng viết là vở diễn được Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang dàn dựng để tham dự Liên hoan cải lương toàn quốc 2024

Thời cải lương phát triển rực rỡ trước và sau 1975, làng cải lương đã xuất hiện hàng loạt soạn giả nổi tiếng với những kịch bản cải lương đã đi vào lòng người như Viễn Châu, Trần Hữu Trang, Năm Châu, Hà Triều - Hoa Phượng, Kiên Giang, Quy Sắc, Hoàng Khâm, Thế Châu, Loan Thảo, Mộc Linh, Trần Hà, Thể Hà Vân...

Đánh giá đúng

Thời đó, thầy tuồng có vị trí quan trọng trong đoàn hát vì họ không chỉ viết tuồng mà còn gánh luôn vai trò dàn dựng và cả đào tạo nghệ sĩ. Cho đến nay khi đời sống cải lương khó khăn thì đội ngũ soạn giả ngày càng teo tóp.

Ca Lê Hồng nhấn mạnh bây giờ người ta vẫn có tâm lý coi thường soạn giả cải lương, nhất là khi họ chuyển thể từ tác phẩm kịch nói vì bị cho rằng "ăn" cái có sẵn của người khác chứ không phải sáng tạo.

Trong khi việc chuyển thể cải lương không hề dễ dàng, đòi hỏi soạn giả phải có sự am hiểu nghề và phải có vốn kiến thức bài bản cải lương rộng lớn.

Ông Trần Ngọc Giàu, chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM, lấy ví dụ soạn giả Hoàng Song Việt là thế hệ soạn giả cải lương sau 1975 đã chứng minh khả năng của mình qua nhiều tác phẩm rất hay, giàu tính văn học, giữ được chất trữ tình, tự sự của cải lương.

"Qua sự chuyển thể của Việt mà một số kịch bản văn học được nâng tầm rất nhiều. Tuy nhiên, khi vinh danh, người ta lại chỉ trao giải thưởng và ghi nhận tác giả gốc. Điều này là sự thiệt thòi cho cá nhân Việt nói riêng và các soạn giả có khả năng nói chung.

Năm nay, lần đầu tiên Liên hoan cải lương toàn quốc 2024 có giải thưởng dành cho người chuyển thể xuất sắc. Tôi cảm thấy rất mừng vì các soạn giả cải lương đã được chú ý, họ có thêm động lực để gắn bó với sàn diễn cải lương ngày một khó khăn" - ông Giàu bày tỏ.

Khi đội ngũ soạn giả cải lương ngày càng teo tóp - Ảnh 2.

Vở cải lương Đời Như Ý do soạn giả Hoàng Song Việt chuyển thể cải lương giàu chất trữ tình, đong đầy cảm xúc - Ảnh: L.ĐOAN

Soạn giả cải lương ngày nay thiếu gì?

Trong sân khấu cải lương, khâu quan trọng đầu tiên chính là kịch bản hay, vì vậy vai trò người soạn giả cực kỳ quan trọng.

Nhiều người tham dự tọa đàm đặt vấn đề tuồng tích ngày xưa có sức lan tỏa rất lớn. Không chỉ ở các sân khấu lớn mà đến cả bàn nhậu, dân ghiền cải lương lai rai vài ly là có thể ca bài Võ Đông Sơ, ca các trích đoạn cải lương kinh điển.

Còn bây giờ các bài ca cổ, trích đoạn cải lương không thể làm được điều đó. Có phải do chúng ta bị công nghệ lấn át, hay do sáng tác của tác giả không đi sâu vào tâm tình của người hôm nay?

Soạn giả Đăng Minh cho rằng thời buổi bây giờ đã khác thì tự thân cải lương cũng đang có sự thay đổi.

Ông quan sát và thấy một số tác giả trẻ hiện nay được trang bị kiến thức khá tốt, thậm chí có người còn đang học lên thạc sĩ, tiến sĩ.

Cái mà ông cho rằng họ đang thiếu là việc hiểu về nghề chưa được tốt, bị hẫng, nên ứng dụng vào thực tế sân khấu còn lúng túng. Người viết cải lương phải tự mày mò chứ cũng không có trường lớp đào tạo.

Thế hệ soạn giả đi trước may mắn được va chạm nhiều, hoạt động trong môi trường cải lương sôi động nên tiến bộ từng ngày. Do đó, các bạn trẻ hiện nay khó tránh khỏi có khoảng cách nghề nghiệp với các tiền bối.

Vì những khó khăn đó nên bà Ca Lê Hồng cho rằng soạn giả cải lương hôm nay phải nỗ lực tự trang bị kiến thức, phải chịu khó học hỏi để rành rẽ cải lương, xây dựng cho mình một bản lĩnh để không bị các ngôi sao "chi phối".

Bởi hiện nay có nhiều nghệ sĩ ngôi sao tự cho mình đứng trên tác giả, đạo diễn. Khi muốn, họ có thể tự tiện sửa lời, sửa ý của tác giả miễn sao "hát cho thuận miệng", hoặc bắt tác giả viết thêm để khoe giọng, hát cho đã mà không cần quan tâm đến tâm lý nhân vật, hoàn cảnh, tình tiết, chất văn học trong vở diễn ra sao...

Và như vậy, nếu tác giả cải lương không đủ bản lĩnh lý giải những gì mình viết ra là hợp lý, đúng đắn sẽ rất dễ bị ngôi sao "bắt nạt".

Nhiều soạn giả ngày xưa vốn xuất thân từ thầy giáo mê hát nên khả năng văn chương của họ rất tốt.

Từng lời lẽ viết ra đều có sự nâng niu, chắt chiu nên lời ca vừa đẹp, trữ tình, phù hợp hoàn cảnh mà dễ đi sâu vào lòng người xem.

Nghệ sĩ chi tiền dựng vở dự liên hoan cải lương

Ngày 25-10, Liên hoan cải lương toàn quốc 2024 sẽ khai mạc tại TP Cần Thơ. Đây là cuộc thi cải lương chuyên nghiệp lớn nhất toàn quốc diễn ra 3 năm/lần.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Đông đảo độc giả đã đến Đường sách TP.HCM từ sớm để chờ đợi buổi giao lưu cùng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh về hành trình sáng tác của ông.

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Kagurabachi - bộ manga của tác giả Takeru Hokazono - đã gây bão mạng xã hội ngay cả trước khi chương đầu tiên được phát hành.

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar