17/10/2024 06:23 GMT+7

Ra mắt vở cải lương Người con của rừng tràm về nhà cách mạng Trương Văn Bang

Tối 16-10, Đoàn Nghệ thuật cải lương Long An công diễn ra mắt vở cải lương tham dự Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024, về nhà cách mạng Trương Văn Bang.

Ra mắt vở cải lương Người con của rừng tràm về nhà cách mạng Trương Văn Bang   - Ảnh 1.

Nghệ sĩ ưu tú Vương Tuấn vào vai nhà cách mạng Trương Văn Bang - Ảnh: TTXVN

Vở cải lương Người con của rừng tràm do Đoàn Nghệ thuật cải lương Long An dàn dựng mới hoàn toàn trong năm 2024, nội dung xoay quanh hình tượng người cán bộ cách mạng miền Nam trong kháng chiến chống Pháp.

Lấy ý tưởng từ nhân vật lịch sử Trương Văn Bang và chiến thắng Láng Le - Bàu Cò (thuộc Trung Huyện, tỉnh Chợ Lớn), nay thuộc huyện Bình Chánh (TP.HCM) do ông Trương Văn Bang tham gia chỉ huy vào năm 1948.

Ra mắt vở cải lương Người con của rừng tràm về nhà cách mạng Trương Văn Bang   - Ảnh 2.

Phân cảnh trong vở cải lương Người con của rừng tràm - Ảnh: TTXVN

Vở diễn tái hiện lại những năm 1931-1945 khi Trung Huyện là địa bàn hoạt động của Xứ ủy Nam Kỳ, Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, Công an Nam Bộ, Quân khu 7.

Đặc biệt, khu vực cạnh sông Chợ Đệm, thuộc ấp 4, xã Tân Kiên chính là nơi được Xứ ủy Nam Kỳ họp quyết định cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ngày 25-8-1945.

Trung Huyện có vai trò quan trọng nên trên chiến trường này, giặc Pháp nhiều lần tổ chức càn, vây ráp nhằm hình thành thế bao vây, tấn công dồn quân ta vào giữa cánh đồng Láng Le - Bàu Cò hòng tiêu diệt.

Ngày 15-4-1948, trên địa bàn Láng Le - Bàu Cò đã diễn ra một trận chiến đấu chống lại quân Pháp. Đây được coi là một trong những chiến thắng mở đầu chống càn quét lớn của quân và dân ta.

Trong trận đánh này, lực lượng ta chiến đấu với 3.000 quân Pháp tinh nhuệ. Các chiến sĩ cách mạng trang bị vũ khí thô sơ, lực lượng nhỏ, chỉ có lòng dân và địa thế là ủng hộ quân ta.

Ra mắt vở cải lương Người con của rừng tràm về nhà cách mạng Trương Văn Bang - Ảnh 3.

Phân cảnh ông Trương Văn Bang và vợ - Ảnh: TTXVN

Dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Trương Văn Bang, Tiểu đoàn Nguyễn An Ninh góp phần tạo nên chiến thắng vẻ vang của trận Láng Le - Bàu Cò.

Quân ta từ thế bị bao vây đã chuyển hẳn sang chủ động tấn công và rút toàn bộ lực lượng về rừng tràm Bà Vụ an toàn. Trận Láng Le - Bàu Cò được xem như câu trả lời của cách mạng đối với thực dân Pháp rằng chúng không thể thắng được dân tộc Việt Nam.

Vở cải lương Người con của rừng tràm do NSND Triệu Trung Kiên viết kịch bản; các NSND Triệu Trung Kiên, Hồ Ngọc Trinh (trưởng Đoàn Nghệ thuật cải lương Long An) làm đạo diễn;

NSƯT Vương Tuấn vai Trương Văn Bang, NSƯT Ngọc Đợi vai Nguyễn Thị Một (vợ ông Bang, là cán bộ lão thành cách mạng, người con ưu tú của quê hương Long An trung dũng, kiên cường; đồng thời là nữ cán bộ bất khuất, nhân hậu).

Ông Trương Văn Bang (1911 - 1981) là một nhà cách mạng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như: bí thư Tỉnh ủy Biên Hòa, bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, bí thư Xứ ủy Nam Kỳ.

Ông sinh ra tại xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An), trong một gia đình nông dân nghèo.

Ông là con thứ hai trong gia đình, vì vậy theo thông lệ Nam Bộ, ông còn được gọi là Ba Bang.

Những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, ông chỉ huy Tiểu đoàn 724, lấy tên là Tiểu đoàn Nguyễn An Ninh, hoạt động miệt Cần Giuộc, Nhà Bè, Trung Huyện. Năm 1947, ông công tác ở Trung ương Cục Miền Nam, trưởng Ban Tổ chức Phân liên khu miền Đông.

Hoài Linh mê ca cải lương

Trong hai đêm 12 và 13-10, Đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long diễn hai vở Dương gia tướng và Thập tứ nữ anh hào. Vở nào cũng có Hoài Linh tham gia.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Không còn một gã rocker cuồng nhiệt, cũng không còn pop art dí dỏm trào phúng, sự trở lại của Trần Trung Lĩnh tuổi trung niên với biểu hiện mang đến một trải nghiệm nghệ thuật tĩnh lặng mà đầy vang vọng tại ‘Sắc và Không’.

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Thị trường âm nhạc số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các thách thức về bản quyền, nhân sự và công nghệ mới đang cản bước nghệ sĩ, ngay cả khi ca khúc của họ đạt hàng triệu lượt nghe.

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

PGS.TS Trần Khánh Thành đột ngột qua đời

Sau sự ra đi đột ngột của PGS Phạm Văn Tình, giới văn chương và khoa học ở Hà Nội lại đón thêm tin buồn bất ngờ: PGS.TS Trần Khánh Thành - phó chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương - qua đời tối 11-5.

PGS.TS Trần Khánh Thành đột ngột qua đời

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar