05/04/2024 16:53 GMT+7

Cách sơ cứu người gặp nạn mà ai cũng cần biết

Trong cấp cứu, “thời gian là vàng nhưng an toàn là mạng sống”. Bởi vậy, khi sơ cứu cần phải nắm chắc những kỹ năng an toàn cho cả bản thân và nạn nhân.

Bác sĩ Ngô Đức Hùng hướng dẫn sơ cứu nạn nhân gặp nạn - Ảnh: DƯƠNG LIỄU

Bác sĩ Ngô Đức Hùng hướng dẫn sơ cứu nạn nhân gặp nạn - Ảnh: DƯƠNG LIỄU

Ngày 5-4, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức hướng dẫn kỹ năng hồi sinh tim phổi cơ bản cộng đồng. 

Tại đây, bác sĩ Ngô Đức Hùng, Trung tâm cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, đưa ra những ví dụ về việc nhiều nạn nhân tử vong, chấn thương do không đảm bảo an toàn khi sơ cứu.

Chú ý sai lầm thường mắc phải

Theo bác sĩ Hùng, không ít trường hợp sơ cứu ban đầu sai cách khiến tình trạng bệnh nhân nặng hơn. Điển hình sai lầm khi xử lý trẻ ngạt nước, đuối nước được giới bác sĩ liên tục cảnh báo khi phụ huynh bỏ nhiều thời gian cho việc xốc nước cho trẻ.

Hay trường hợp nạn nhân gặp tai nạn giao thông bị gãy đốt sống cổ nhưng do không có kỹ năng, nên người sơ cứu lập tức bế nạn nhân đến bệnh viện cấp cứu, khiến nạn nhân bị đứt tủy sống cổ, gây liệt người.

Cách đây vài năm, thấy con co giật, một ông bố ở Nam Định đã đưa tay vào miệng con với mục đích ngăn trẻ không cắn vào lưỡi. Thế nhưng, sau đó ông bố đã phải tháo khớp ngón tay do vết thương sâu, bị nhiễm khuẩn.

Từ những trường hợp trên, bác sĩ Hùng cho hay hành động cứu người là cần thiết, nhưng có thể trở thành gánh nặng cho chính bản thân và người khác nếu không làm đúng.

"Mục đích của sơ cấp cứu là nhằm giảm thiểu các trường hợp tử vong, hạn chế tổn thương thứ phát và tạo điều kiện cho nạn nhân hồi phục. Muốn làm được như vậy cần phải hiểu được nguyên lý an toàn khi tham gia sơ cấp cứu tại cộng đồng và thực hiện được các bước sơ cấp cứu tại cộng đồng", bác sĩ Hùng nói.

Sơ cứu an toàn thế nào?

Bác sĩ Hùng cho hay tai nạn xảy ra thường trong tình huống bất ngờ khiến người thân hay người chứng kiến rất bối rối. Trong tình huống đó phải hít thở thật sâu, bình tĩnh xử trí và tuân thủ nguyên tắc chung khi sơ cứu cấp cứu bao gồm:

1: An toàn.

2: Không di chuyển nạn nhân khi chưa đánh giá ban đầu.

3: Bình tĩnh và luôn cần sự trợ giúp.

4: Hành động thống nhất.

5: Đề phòng lây nhiễm như đeo găng tay hoặc sử dụng túi ni lông khi tiếp xúc với vết thương; rửa tay trước và sau khi sơ cứu; xử lý các vật dụng sau khi sơ cứu.

Khi sơ cứu cần kiểm tra chức năng thở của nạn nhân - Ảnh: DƯƠNG LIỄU

Khi sơ cứu cần kiểm tra chức năng thở của nạn nhân - Ảnh: DƯƠNG LIỄU

Sau đó, việc sơ cấp cứu được tiến hành theo các bước đánh giá hiện trường; đánh giá ban đầu về tình hình nạn nhân; gọi trợ giúp (113, 114, 115) rồi mới sơ cứu và vận chuyển.

Trong các vụ tai nạn lao động hay tai nạn giao thông, phải luôn chú ý tới cột sống cổ, để tránh trường hợp kể trên khiến bệnh nhân bị liệt hoàn toàn do sơ cứu sai cách.

"Với tất cả các nạn nhân bị tai nạn giao thông, cần đề phòng họ bị gãy đốt sống cổ. Nên giữ nạn nhân nằm yên và cố định cổ bằng vật cứng trước khi nhân viên y tế đến. Khi nạn nhân chảy máu, hãy tìm cách cầm máu cho nạn nhân trong khi chờ nhân viên y tế. 

Hãy bình tĩnh đánh giá tình trạng của nạn nhân để quyết định có đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay, hay chờ nhân viên y tế đến. Người trợ giúp không nên quá gấp gáp khiến nạn nhân đối diện thêm nguy hiểm", bác sĩ Hùng khuyến cáo.

Khi nào cấp cứu hồi sinh tim phổi?

Một trong những kỹ năng cần thiết được trang bị trong cộng đồng là kỹ năng hồi sinh tim phổi cho nạn nhân ngừng tuần hoàn. Trước tiên nếu phát hiện nạn nhân mất ý thức, cần chú ý kiểm tra hơi thở (thở ngáp hoặc không thở), không sờ thấy mạch ở cổ và bẹn, nạn nhân tím tái...

Lúc này phải tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn ngay lập tức. Hô hấp nhân tạo miệng - miệng, miệng - mũi hoặc bóp bóng qua mặt nạ (oxy 100% nếu có). Đồng thời, thực hiện ép tim ngoài lồng ngực

"Ép tim ngoài lồng ngực là kỹ năng hồi sức tim phổi cơ bản có thể thực hiện phổ biến tại cộng đồng. Tuy nhiên, tại Việt Nam kỹ năng này còn chưa được phổ cập. Bởi vậy cần được phổ biến rộng rãi để người dân có thể sơ cứu nạn nhân trong trường hợp cấp bách", bác sĩ Hùng cho hay.

Mạng lưới cấp cứu ngoài bệnh viện của TP.HCM đến năm 2030 sẽ có gì?

Bức tranh mạng lưới cấp cứu ngoài bệnh viện của TP.HCM dần lộ diện với ba cụm xương sống đặt ở trung tâm, Tân Kiên (Bình Chánh) và TP Thủ Đức. Đi cùng sẽ có trung tâm cấp cứu đường không và đường thủy.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar