04/04/2024 13:59 GMT+7

Cách nào để học sinh không quá tải với dự án, trải nghiệm?

Theo ý kiến giáo viên, không phải tất cả học sinh đều phù hợp với thực hiện dự án, trải nghiệm nên không thể ép 100% học sinh phải tham gia.

Thầy Võ Kim Bảo (bìa phải) trong một hoạt động trải nghiệm trò chơi dân gian với học sinh - Ảnh: MỸ DUNG

Thầy Võ Kim Bảo (bìa phải) trong một hoạt động trải nghiệm trò chơi dân gian với học sinh - Ảnh: MỸ DUNG

Không phải mọi học sinh đều phù hợp

Xung quanh việc nhiều học sinh "ngập" trong thực hiện dự án, trải nghiệm, thầy Võ Kim Bảo (tổ trưởng bộ môn ngữ văn, Trường THCS Nguyễn Du, quận 1, TP.HCM) cho rằng giáo viên là người góp phần lớn để hoạt động dự án, trải nghiệm không trở thành áp lực cho học sinh.

Theo đó, hoạt động này cần thuộc sở trường của giáo viên. Không có sở trường, rất khó hướng dẫn học sinh, cũng khó đánh giá học sinh; hoạt động đó phải gợi được hứng thú học tập ở đa số học sinh.

Giáo viên cần ít can thiệp, chỉ là người theo dõi và tư vấn, hướng dẫn khi cần thiết. Giáo viên cũng cần cân nhắc khi chấm điểm bởi học sinh làm việc nhiều, vất vả, điểm của hoạt động không thể quá thấp khiến các em nản lòng và nên điều tiết các nhóm để học sinh không phải "gánh team".

"Không nên ép 100% học sinh tham gia dự án, trải nghiệm, bởi không phải học sinh nào cũng phù hợp với việc tham gia dự án, trải nghiệm", thầy Bảo nhấn mạnh. Đối với học sinh không thích hoặc không có sở trường phù hợp, giáo viên cần cho các em làm một bài tập khác để có điểm thay thế.

Quá tải hay không là do cách làm

Ở góc nhìn của một giáo viên từng tổ chức nhiều dự án liên môn thành công, thầy Nguyễn Viết Đăng Du (tổ trưởng tổ lịch sử, Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM) nói việc học dự án, trải nghiệm có quá tải hay không tùy thuộc vào cách thực hiện của chính nhà trường.

"Thực tế để giảm tải cho học sinh, các tổ bộ môn và ban giám hiệu cùng ngồi lại với nhau để lên kế hoạch phối hợp thực hiện dự án chung để công việc của học sinh thực hiện là ít nhất mà học hỏi, ứng dụng của bài học sẽ nhiều nhất. Học như thế này sẽ không bị chồng lấn, môn chồng môn.

Ở Trường THPT Lê Quý Đôn, mỗi năm học sinh chỉ thực hiện một dự án liên môn. Dự án để học sinh trải nghiệm và sử dụng thế mạnh của mình để làm bài, có kế hoạch chi tiết và đánh giá công bằng".

Học sinh lớp 9 Trường THCS Lê Quý Đôn trải nghiệm làm học sinh lớp 10 tại Trường THPT Lê Quý Đôn. Trong ảnh: các em học sinh đang làm thí nghiệm hóa học - Ảnh: MỸ DUNG

Học sinh lớp 9 Trường THCS Lê Quý Đôn trải nghiệm làm học sinh lớp 10 tại Trường THPT Lê Quý Đôn. Trong ảnh: các em học sinh đang làm thí nghiệm hóa học - Ảnh: MỸ DUNG

Thầy Du ví dụ, trong dự án Dấu ấn rồng bay mới đây của Trường THPT Lê Quý Đôn, tổ ngoại ngữ hợp tác với tổ lịch sử yêu cầu học sinh làm sản phẩm video clip quảng bá di sản. 

Trong clip, học sinh phải giới thiệu di sản bằng tiếng Anh. Như vậy học sinh chỉ cần làm 1 sản phẩm nhưng sẽ có điểm của 2 môn. 

Hoặc môn toán hợp tác với môn lịch sử yêu cầu học sinh dựng mô hình kiến trúc di sản. Trong phần báo cáo, học sinh sẽ trình bày về kỹ thuật toán dùng để làm mô hình và trả lời những kiến thức lịch sử liên quan đến di sản...

Với cách làm đó, học sinh sẽ không bị quá tải trong thực hiện dự án, trải nghiệm. Vì thế, theo thầy Du, có ba điều cần lưu ý khi thực hiện dự án, trải nghiệm học tập. 

Thứ nhất phải có kế hoạch chi tiết, lồng ghép các kiến thức theo yêu cầu của chương trình và các kỹ năng mà nhà trường muốn hướng tới trong việc rèn luyện học sinh; thứ hai, có sự đồng thuận từ ban giám hiệu, tổ bộ môn và giáo viên tham gia hướng dẫn dự án; thứ ba, có đánh giá chi tiết và công bằng trong quá trình triển khai và hoàn thiện dự án đối với học sinh.

Tránh giao nhiều dự án, trải nghiệm về nhà cho học sinh

Theo thầy Võ Kim Bảo, khi thực hiện dự án, trải nghiệm, giáo viên nên cho học sinh thực hiện nhiều hơn ở lớp học, tránh giao về nhà quá nhiều, mất thời gian nghỉ ngơi của học sinh. Điều này cũng tránh trùng lắp với hoạt động học tập ở các môn khác ở cùng thời điểm.

"Trong nhiều trường hợp, chỉ cần 1 - 2 tiết học là có thể hoàn thành những sản phẩm rất ý nghĩa", thầy Bảo nói.

Quay cuồng với trải nghiệm, dự án, thuyết trình

Những tưởng chương trình phổ thông 2018 đem đến cho học sinh sự giảm tải nhưng chương trình với nhiều môn học ngày càng khiến học sinh quay cuồng trong việc làm bài tập, làm dự án, thuyết trình…

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Một trường công an có tỉ lệ trung bình 1 'chọi' gần 89

Năm 2025, Học viện Chính trị Công an nhân dân xét tuyển 100 học viên nhưng có tới gần 8.000 thí sinh đăng ký thi đánh giá của Bộ Công an xét tuyển vào học viện.

Một trường công an có tỉ lệ trung bình 1 'chọi' gần 89

Khối ngành Ngôn ngữ & Xã hội nhân văn DTU với nhiều thí sinh điểm cao và Giải thưởng Sinh viên

Được ghi nhận là khối ngành đón rất nhiều Thủ khoa DTU qua các năm với điểm số trung bình luôn trên 9 điểm/môn, khối ngành Ngôn ngữ & Xã hội nhân văn của Đại học (ĐH) Duy Tân đã có rất nhiều bứt phá trong hơn 5 năm trở lại đây.

Khối ngành Ngôn ngữ & Xã hội nhân văn DTU với nhiều thí sinh điểm cao và Giải thưởng Sinh viên

Gần 23.000 thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá của Bộ Công an, 1 'chọi' 9,7

Năm nay, có gần 23.000 thí sinh đăng ký dự thi đánh giá của Bộ Công an, tăng gần 5.000 thí sinh so với năm ngoái.

Gần 23.000 thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá của Bộ Công an, 1 'chọi' 9,7

Trường dạy gì để sinh viên đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp ngoại?

Doanh nghiệp nước ngoài kỳ vọng vào một thế hệ lao động Việt Nam vừa thạo công nghệ như AI, vừa có tư duy phản biện mạnh mẽ, để làm chủ chuỗi giá trị mới đang hình thành.

Trường dạy gì để sinh viên đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp ngoại?

Học đại học ngành nào sẽ được miễn học phí trong năm học mới?

Người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học sẽ không phải đóng học phí.

Học đại học ngành nào sẽ được miễn học phí trong năm học mới?

MC Minh Trang lên tiếng khi Làng Háo Hức bị phụ huynh tố nhà vệ sinh bẩn, con bị bắt nạt

MC Minh Trang - người sáng lập Làng Háo Hức - cho biết đã xin lỗi người mẹ cũng như nhờ chuyển lời xin lỗi đến bạn học sinh bị bắt nạt tại đây.

MC Minh Trang lên tiếng khi Làng Háo Hức bị phụ huynh tố nhà vệ sinh bẩn, con bị bắt nạt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar