25/03/2023 11:38 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cách nào chấm dứt nợ đóng bảo hiểm xã hội?

Tuần qua, hơn 2.000 ý kiến bạn đọc gửi đến Tuổi Trẻ Online tiếp tục góp ý về những vấn đề liên quan dự thảo sửa đổi Luật bảo hiểm xã hội (BHXH).

Người lao động làm thủ tục tại Bảo hiểm xã hội TP.HCM, sáng 22-12 - Ảnh: HỮU HẠNH

Người lao động làm thủ tục tại Bảo hiểm xã hội TP.HCM, sáng 22-12 - Ảnh: HỮU HẠNH

Trong đó, nhiều ý kiến quan tâm đến câu chuyện rút BHXH một lần, tính lương BHXH sao cho hợp lý để lương hưu đủ sống và giải pháp chấm dứt tình trạng nợ đóng BHXH.

Việc doanh nghiệp nợ đóng BHXH có một phần trách nhiệm của tập thể, cá nhân quản lý bảo hiểm tại nơi doanh nghiệp đăng ký. Ngoài truy thu tận gốc doanh nghiệp cũng nên kỷ luật những ai liên quan.

Bạn đọc Nguyễn Vinh

Bạn đọc Thanh cho rằng để giải bài toán BHXH thì phải giải một chuỗi nhiều vấn đề liên quan.

Thứ nhất, đó là vấn đề công ăn việc làm khi ngưỡng tuổi tuyển dụng ở nhiều doanh nghiệp tư nhân, nhất là khối đầu tư nước ngoài, giảm xuống chỉ tuyển dưới 35 tuổi, trong khi tuổi về hưu ngày một gia tăng.

Thứ hai, mức chi trả bảo hiểm hiện nay chưa đảm bảo công bằng cho người đóng (không tính mức lạm phát, lũy kế lãi suất...).

Thứ ba, các chính sách BHXH ảnh hưởng trực tiếp đời sống người dân, nhưng giải pháp tháo gỡ khó khăn từ cơ quan quản lý thường áp dụng chậm trễ, quy định vừa có hiệu lực thì đã chậm nhịp nhiều so với đời sống thực tế.

Theo bạn đọc Phan Sửu, "Nhà nước phải làm sao để người lao động có công ăn việc làm đến tuổi nghỉ hưu, khi đó không ai nghỉ để rút BHXH một lần. Việc người lao động quan tâm là tuổi hưu quá dài trong khi các doanh nghiệp sa thải họ khi mới 45 - 50 tuổi, thời gian chờ lương hưu thì quá xa, thu nhập không có thì họ lấy gì để sống, lấy gì để đóng tiếp BHXH?".

Chung nỗi mong mỏi, bạn đọc Nhân bày tỏ: "Cơ quan hữu quan phải tìm cách duy trì được công việc cho người dân, kéo giảm giá cả. Có vậy người lao động đủ ăn đủ mặc, ổn định chỗ ở thì tự nhiên người dân sẽ nghĩ đến tích lũy và duy trì BHXH. Còn cứ chăm chăm nghĩ vào chuyện làm thế nào ngăn cản không cho người dân rút BHXH một lần thì chỉ giải quyết phần ngọn!".

Góp thêm ý kiến, bạn đọc Nguyen Trong cho biết: "Người lao động thấy có lợi cho bản thân thì họ tự động tham gia BHXH, trong khi chính sách ràng buộc quá nhiều, họ thấy bất lợi nên rút ra thôi. Về phía doanh nghiệp cũng bị ràng buộc nhiều và đóng tỉ lệ % cao quá thì tìm cách lách, chậm đóng hoặc không đóng BHXH cho người lao động".

Tuy nhiên, bạn đọc Vinh nói thẳng: "Không thể đẩy hết trách nhiệm cho Nhà nước khi chính bản thân chúng ta lại thỏa thuận riêng với doanh nghiệp để bây giờ được hưởng lương cao rồi than không đủ sống từ lương hưu. Mặt khác cần quy trách nhiệm cho doanh nghiệp, vì họ tự đề xuất phương án đóng BHXH theo lương tối thiểu!".

Nhiều bạn đọc cũng góp ý kiến về đề xuất không lấy ngân sách hoặc tiền lãi đầu tư quỹ BHXH để trả tiền nợ đọng BHXH của doanh nghiệp.

Theo bạn đọc Lê Học, nên dùng tiền phạt chậm đóng BHXH của các doanh nghiệp để hỗ trợ đóng cho người lao động bị nợ BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi cho họ. Một phần trách nhiệm dẫn đến việc doanh nghiệp trốn và chậm đóng BHXH cũng thuộc về cơ quan chuyên môn phụ trách đã thiếu đôn đốc kiểm tra mới để tình trạng này kéo dài như vậy.

Bạn đọc Thanh Hiếu gợi ý hai phương án sau: Một là lập quỹ BHXH bắt buộc, doanh nghiệp phải đóng trước hằng năm dựa theo số lượng lao động đăng ký sử dụng. Hai là khóa mã số thuế, khóa chữ ký số và hóa đơn của doanh nghiệp nợ BHXH.

CÔNG DŨNG (tổng hợp)

Thăm dò ý kiến

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang đề xuất hai phương án rút bảo hiểm xã hội. Trong đó, có nội dung không cho rút bảo hiểm xã hội một lần quá 50% tổng thời gian đóng quỹ hưu trí và tử tuất. Ý kiến của bạn:

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Rút bảo hiểm xã hội một lần hay để dành?

Rút bảo hiểm xã hội một lần hay để lãnh lương hưu lúc về già? - Câu hỏi hóc búa của nhiều người lao động.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cứu hai cậu cháu bị đuối nước khi tắm biển tại Đà Nẵng

Người dân và bộ đội biên phòng đã cứu thành công hai cậu cháu tắm biển Liên Chiểu, Đà Nẵng. Cách đây hai ngày khu vực biển này cũng từng xảy ra đuối nước làm hai người tử vong.

Cứu hai cậu cháu bị đuối nước khi tắm biển tại Đà Nẵng

Du thuyền trên Vàm Cỏ Tây ở Long An bốc khói, neo đậu gần nửa năm chưa thấy hoạt động

Bị chập điện, du thuyền neo trên sông Vàm Cỏ Tây ở khu vực bến tàu Tân An, Long An bốc khói nghi ngút. Vì sao du thuyền này gần nửa năm nay chưa hoạt động?

Du thuyền trên Vàm Cỏ Tây ở Long An bốc khói, neo đậu gần nửa năm chưa thấy hoạt động

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

Chả hiểu vì sao người dân cứ vứt rác quanh cổng trường Châu Văn Liêm, Cần Thơ

Nhiều bạn đọc là phụ huynh học sinh Trường THPT Châu Văn Liêm (quận Ninh Kiều), TP Cần Thơ bức xúc phản ánh về tình trạng vứt rác bừa bãi quanh cổng ngôi trường này từ nhiều năm qua.

Chả hiểu vì sao người dân cứ vứt rác quanh cổng trường Châu Văn Liêm, Cần Thơ

Người đàn ông biến thái ở bờ biển Nha Trang bị gọi lên phường viết cam kết

Lực lượng chức năng đã làm việc với người đàn ông có hành vi biến thái trước mặt các cô gái ở bãi đá ven biển, gần khu vực danh thắng Hòn Chồng - Hòn Đỏ (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).

Người đàn ông biến thái ở bờ biển Nha Trang bị gọi lên phường viết cam kết

Người bị thương, xe hư hỏng do lún đường ở Tây Ninh: Ai chịu trách nhiệm bồi thường?

Một ô tô và hai xe máy đi qua tuyến đường chưa được nghiệm thu tại Tây Ninh thì bất ngờ bị sụt lún đường dẫn tới hư hỏng và người bị thương, ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?

Người bị thương, xe hư hỏng do lún đường ở Tây Ninh: Ai chịu trách nhiệm bồi thường?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar