21/03/2023 17:32 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tính lương đóng bảo hiểm xã hội sao để người lao động sống an yên khi về già

Rất nhiều bạn đọc đã gửi phản hồi đến Tuổi Trẻ Online bàn về việc 'Tính lương đóng bảo hiểm xã hội sao cho hợp lý' cũng như xoay quanh vấn đề rút bảo hiểm như thế nào để sống an yên khi về già.

Tính lương đóng bảo hiểm xã hội sao để người lao động sống an yên khi về già - Ảnh 1.

Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi còn có nhiều quy định liên quan đến rút bảo hiểm xã hội một lần, quy định về các chế độ như ốm đau hoặc thai sản - Ảnh: HÀ QUÂN

Cân nhắc khi rút bảo hiểm xã hội một lần

Từ trải nghiệm của những người trong gia đình cũng như những người xung quanh, từ những lần vào bệnh viện chăm cha mẹ, bạn đọc Hy viết: Tôi chưa thấy người nào đóng bảo hiểm xã hội mà ân hận. Trong khi những người tính già hóa non, rút bảo hiểm xã hội một lần lại ân hận vì tiền rút ra tiêu hết.

Từ đó họ phải sống phụ thuộc hoàn toàn vào con cái. Muốn ăn cái gì, bệnh không dám đi bệnh viện, phải nhìn mặt con cái để mà lựa lời xin tiền con.

Cùng chung ý kiến, bạn đọc Huy kể lại chính câu chuyện của mình: "Mẹ tôi trước đây chỉ là nhân viên vệ sinh. Nhờ đóng bảo hiểm xã hội mà giờ lương hưu hằng tháng lãnh trên 5 triệu, bảo hiểm y tế miễn phí nên sống không phụ thuộc tiền con cái.

Lớn tuổi đủ bệnh, tiểu đường, tim, huyết áp, khám bệnh, nhập viện trường kỳ. Có bảo hiểm y tế đỡ nhiều lắm. Những người thu nhập bấp bênh càng không nên rút bảo hiểm xã hội một lần.

Tôi biết, ở các nước mỗi loại bảo hiểm đóng riêng, bảo hiểm xã hội khác, bảo hiểm thất nghiệp khác, bảo hiểm y tế khác. Ngoài ra quỹ an sinh xã hội còn để người 80 tuổi không đóng bảo hiểm xã hội, người tàn tật được hưởng nữa. Nếu không khó khăn hãy đừng rút tiền một lần".

Bàn thêm về việc đóng bảo hiểm xã hội, bạn đọc Hùng cho rằng, theo lộ trình, lương hưu khối doanh nghiệp phải được tính trên bình quân của 5 năm có mức lương cao nhất. Chứ tính trên tổng các năm đóng, thì đóng càng lâu, lương hưu càng thấp.

Nhìn ở góc độ khác, bạn đọc Nguyễn Văn Châu lại phân tích: bảo hiểm xã hội là quyền lợi của người lao động mà sao Nhà nước cứ phải tìm mọi cách để thu thật cao.

Quan trọng làm sao để người lao động Việt Nam thực hiện được quyền này. Theo tôi thì người lao động phải có nhiều cơ hội việc làm, chỗ này không đảm bảo được quyền lợi thì đi làm nơi khác. Còn bây giờ đi đâu cũng vậy, có khi đấu tranh lại thất nghiệp.

Tính sao để người lao động sống được khi về hưu

Cùng bàn về việc đóng bảo hiểm xã hội và hưởng lương hưu, bạn đọc Chung Hoàng Chương nhận định: Tôi thấy rằng, hiện nay người lao động đóng bảo hiểm xã hội nhiều mà khi nhận lương hưu chẳng được bao nhiêu.

Nếu ai học kinh tế vi mô sẽ đem vô bài toán kèm lãi suất để tính ra giá trị hiện tại ròng để hiểu một đồng hôm nay đóng thì 10-30-40… năm sau nó là bao nhiêu sẽ thấy lỗ quá lỗ.

Chúng ta có thể thấy, tiền chi lương hưu hằng tháng chưa bằng lãi suất của tổng tiền đã nộp. Đã vậy rút một lần còn bị "o ép" đủ kiểu...

"Đóng càng cao thì mức hưởng càng lớn, tuy nhiên nếu lỡ người lao động bị mất việc thì có tìm lại được công việc có mức lương tương ứng với mức đã tham gia trước đó, rồi sẽ đóng tiếp tục ra sao.

Vì đối với những người sắp hưu thì mức hưởng sẽ là bình quân của 5 năm cuối liền kề", bạn đọc Quốc Thanh đặt vấn đề.

Có ý kiến thêm về vấn đề trên, bạn đọc Thanh Giang nêu ý kiến: "Người lao động ngoài quốc doanh quan tâm nhất là mức bình quân để tính lương hưu.

Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật thì phải thống nhất là bình quân cả quá trình đóng hay bình quân cho 5 hoặc 10 năm cuối. Không nên phân biệt người hưởng lương trong hay ngoài nhà nước".

Làm gì khi người lao động bị 'trốn đóng' BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp?

TTO - Năm 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Chính phủ đã cho phép Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoãn thu phí bảo hiểm quỹ hưu trí và tử tuất, nhưng nhân đà này, nhiều doanh nghiệp đã 'trốn đóng' bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hoa hậu Thùy Tiên bị bắt: Với vương miện quốc tế làm ăn chính đáng cũng giàu, giờ nhận kết đắng

Trước thông tin hoa hậu Thùy Tiên bị bắt tạm giam, nhiều bạn đọc bày tỏ tiếc nuối cho hình ảnh từng được yêu mến, song không ít ý kiến bức xúc, cho rằng người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi trục lợi từ sự tin tưởng của xã hội.

Hoa hậu Thùy Tiên bị bắt: Với vương miện quốc tế làm ăn chính đáng cũng giàu, giờ nhận kết đắng

Nam shipper bị đánh tới tấp ở Thủ Đức chỉ vì mâu thuẫn vụ giao đơn hàng 64.000 đồng

Nam shipper bị người đàn ông hành hung trước một chung cư ở TP Thủ Đức, trước đó có mâu thuẫn liên quan tiền cước.

Nam shipper bị đánh tới tấp ở Thủ Đức chỉ vì mâu thuẫn vụ giao đơn hàng 64.000 đồng

Vì sao chậm trễ trục vớt tàu kéo chìm khiến 4 người chết, 5 người mất tích?

Chủ tàu và đơn vị thuê tàu kéo đã ứng tiền nhưng đơn vị trục vớt không thực hiện trên thực địa, dẫn đến hơn 1 năm sau vụ tai nạn khiến 4 người chết, 5 người mất tích, chiếc tàu kéo vẫn nằm dưới đáy biển.

Vì sao chậm trễ trục vớt tàu kéo chìm khiến 4 người chết, 5 người mất tích?

Hiện trạng đường tốc độ nhanh hai tầng, kết nối khu Nam Sài Gòn với sân bay Long Thành

Dự án cầu đường Phú Mỹ 2 dài 16,7km, đi qua nhiều khu dân cư và sông rạch, kết nối khu Nam Sài Gòn với sân bay Long Thành.

Hiện trạng đường tốc độ nhanh hai tầng, kết nối khu Nam Sài Gòn với sân bay Long Thành

Sổ đỏ không ghi địa chỉ nhà đất, có mua bán được không?

Sổ đỏ mới không ghi địa chỉ đất, nhà liệu có ảnh hưởng gì đến giao dịch không?

Sổ đỏ không ghi địa chỉ nhà đất, có mua bán được không?

Chống sụt lún đường, cơ quan quản lý không chỉ phê duyệt hồ sơ, cấp phép

Nâng thời hạn bảo hành công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách sẽ tăng cường trách nhiệm trong thi công, hạn chế sụt lún và tiết kiệm chi phí duy tu, sửa chữa hằng năm.

Chống sụt lún đường, cơ quan quản lý không chỉ phê duyệt hồ sơ, cấp phép
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar