22/03/2023 11:42 GMT+7
Trở lại chủ đề

Dùng ngân sách trả nợ bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp sẽ 'mở đường' cho vi phạm

Đại diện ban soạn thảo cho biết dự thảo Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi đề xuất không lấy ngân sách hoặc tiền lãi đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội để trả tiền nợ đọng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.

Dùng ngân sách trả nợ bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp sẽ mở đường cho vi phạm - Ảnh 1.

Ban soạn thảo đánh giá để giảm nợ đọng bảo hiểm xã hội, cần có cơ sở dữ liệu dùng chung, chia sẻ trách nhiệm giám sát thực hiện giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và ngành thuế, ngân hàng, tòa án. Từ đó, có chế tài phù hợp để xử lý vi phạm của doanh nghiệp - Ảnh: NAM TRẦN

Theo ông Nguyễn Duy Cường - vụ phó Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), đại diện ban soạn thảo Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi, nhấn mạnh cơ quan chuyên môn đã có phương án giải quyết quyền lợi cho hơn 200.000 lao động bị doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội.

Không đề xuất dùng ngân sách hỗ trợ người lao động bị nợ bảo hiểm

Qua rà soát, ông Cường cho biết các bên liên quan xác định có trên 200.000 người lao động bị nợ bảo hiểm xã hội. Những người này thuộc đơn vị đã phá sản, đang làm thủ tục phá sản hoặc giải thế và chủ doanh nghiệp bỏ trốn.

Khoảng 20% đủ điều kiện hưởng chế độ như lương hưu, tử tuất, bảo hiểm xã hội một lần được giải quyết theo quy định. Khoảng 40% nữa đang tiếp tục làm việc ở đơn vị mới sẽ được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm nhưng không cộng số tháng đang nợ. Trường hợp cơ quan bảo hiểm thu hồi được các khoản nợ thì sẽ bổ sung, điều chỉnh mức hưởng. Trong khi đó, 20% khác đã nghỉ việc (không tham gia bảo hiểm xã hội) sẽ được bảo lưu thời gian đóng để cộng tiếp khi đi làm lại hoặc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Còn lại là trường hợp phát sinh khác.

Ông Cường nói rõ mục tiêu của đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội nhằm điều chỉnh lương đóng lương hưu cho người lao động, nên dự thảo không đề cập đến việc dùng tiền để hỗ trợ người lao động bị nợ bảo hiểm xã hội. Quốc tế cũng rất ít quốc gia dùng tiền đầu tư quỹ này để hỗ trợ người bị nợ bảo hiểm xã hội.

"Một doanh nghiệp nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội được Nhà nước hỗ trợ chi trả thì không khác nào “mở đường” cho doanh nghiệp khác vi phạm", ông Cường bày tỏ.

Công đoàn mong chờ một cơ chế đặc thù

Trước đó, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Đình Quảng - phó trưởng ban chính sách - pháp luật Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam - cho biết công đoàn từng đề xuất Chính phủ xây dựng nghị định quy định về bảo đảm quyền lợi của hơn 200.000 người trên.

Đề xuất dùng tiền xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội hoặc tiền lãi mà doanh nghiệp phải nộp do chậm, trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để giải quyết vấn đề trên. Tuy vậy, Luật bảo hiểm xã hội, Luật việc làm, Luật ngân sách nhà nước không có quy định chi nên đề xuất không được chấp nhận.

Sắp tới Công đoàn Việt Nam sẽ tiếp tục kiến nghị Chính phủ xem xét, đề xuất trình Quốc hội ban hành cơ chế đặc thù giải quyết quyền lợi cho người lao động ở các doanh nghiệp phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn còn nợ tiền bảo hiểm xã hội.

Dùng ngân sách trả nợ bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp sẽ mở đường cho vi phạm - Ảnh 2.

Thông tin thời gian chưa đóng bảo hiểm xã hội hiện trên ứng dụng bảo hiểm xã hội số VssID - Ảnh chụp màn hình: HÀ QUÂN

Ngày 15-3 vừa qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông báo ứng dụng VssID đã bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

VssID cũng gửi thông báo trên ứng dụng cho người lao động về thời gian chưa đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của doanh nghiệp chậm, trốn, chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm từ 30 ngày trở lên. Thời gian gửi thông báo vào ngày 10 hằng tháng.

Năm 2022, cơ quan này cho biết số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phải tính lãi là trên 13.000 tỉ đồng (chiếm 2,91% số phải thu).

Tiền rút bảo hiểm xã hội một lần sau 19 năm chỉ bằng 1 năm đi làm

Ý kiến được nêu tại hội nghị góp ý dự thảo sửa đổi Luật bảo hiểm xã hội do Liên đoàn Lao động TP.HCM tổ chức ngày 21-3.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Xác định lộ trình miễn viện phí cho nhân dân sớm nhất có thể'

Theo Thủ tướng, việc miễn viện phí cho nhân dân được yêu cầu xác định lộ trình sớm nhất có thể.

'Xác định lộ trình miễn viện phí cho nhân dân sớm nhất có thể'

Xây dựng tổ chức chính quyền 2 cấp: Hơn 1.200 nhiệm vụ cần phân cấp, phân quyền

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần phân cấp, phân quyền triệt để từ cấp trên xuống cấp dưới, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Xây dựng tổ chức chính quyền 2 cấp: Hơn 1.200 nhiệm vụ cần phân cấp, phân quyền

Nha Trang dôi dư hàng loạt trụ sở, các phường mới sẽ làm việc, tiếp dân ở đâu?

UBND TP Nha Trang vừa trình phương án bố trí trụ sở làm việc của các phường mới. Hàng loạt trụ sở cơ quan tại trung tâm TP sẽ dôi dư khi sắp xếp các đơn vị hành chính thành 4 phường mới.

Nha Trang dôi dư hàng loạt trụ sở, các phường mới sẽ làm việc, tiếp dân ở đâu?

Đà Nẵng bố trí chỗ ở cho cán bộ Quảng Nam ra làm việc như thế nào?

Đà Nẵng đã có phương án sơ bộ bố trí 4 địa điểm làm chỗ ở cho cán bộ công chức Quảng Nam sau khi sáp nhập Đà Nẵng làm việc.

Đà Nẵng bố trí chỗ ở cho cán bộ Quảng Nam ra làm việc như thế nào?

Chống buôn lậu, hàng giả: Khó lấy mẫu lòng se điếu; Nhà Đoàn Di Băng bán mặt hàng gì?

Thời gian gua, cơ quan chức năng TP.HCM đã liên tục kiểm tra cơ sở kinh doanh lòng heo ở các quận huyện nhưng không thấy sản phẩm lòng se điếu.

Chống buôn lậu, hàng giả: Khó lấy mẫu lòng se điếu; Nhà Đoàn Di Băng bán mặt hàng gì?

Nhiều chính sách được đề xuất để thể chế hóa nghị quyết 68 mở rộng cho tư nhân làm đường sắt

Dự thảo nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển đường sắt sẽ khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư dự án.

Nhiều chính sách được đề xuất để thể chế hóa nghị quyết 68 mở rộng cho tư nhân làm đường sắt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar