01/04/2023 14:46 GMT+7
Trở lại chủ đề

Các nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam gửi đơn kiến nghị về 300 bản phim bị Vivaso làm hỏng

Khoảng 20 nghệ sĩ của Hãng phim truyện Việt Nam đã ký vào đơn kiến nghị gửi lên bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về 300 bản phim, bao gồm cả những bộ phim kinh điển bị hỏng do sự thiếu hiểu biết của Vivaso.

Các nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam gửi đơn kiến nghị về 300 bản phim bị Vivaso làm hỏng - Ảnh 1.

Hãng phim truyện Việt Nam - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Theo các nghệ sĩ, việc này gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền điện ảnh Việt Nam tại Hãng phim truyện Việt Nam.

Đơn được gửi hôm 30-3, đồng thời gửi tới Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thanh tra Chính phủ, cục trưởng Cục Điện ảnh.

Các nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam đã hai lần gửi đơn

Trước đó, ngày 23-12-2022, tập thể Hãng phim truyện Việt Nam cũng gửi đơn lên Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, trình bày về việc Công ty Vận tải thủy Vivaso "do thiếu hiểu biết và vô trách nhiệm", đã không sửa hệ thống điều hòa bảo quản lạnh của kho phim thuộc Hãng phim truyện Việt Nam trong nhiều tháng.

Hậu quả là 300 bản phim gốc dương bản, bao gồm nhiều phim từ thời kỳ đầu của điện ảnh cách mạng Việt Nam cho tới ngày nay đã bị hủy hoại, mốc, dính bết không thể sử dụng được nữa.

Dù đã có đơn phản ánh về mức độ nghiêm trọng của việc hư hại 300 bản phim, nhưng mới đây ngày 24-3, trong cuộc họp báo của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, bà Phan Linh Chi - phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính của bộ - đã trả lời báo chí rằng 300 bản phim bị hỏng của Hãng phim truyện "chỉ là bản sao, bản copy, các bản gốc đã được lưu trữ tại Viện Phim và chúng ta có thể yên tâm về hiện trạng các di sản".

Phát ngôn này khiến các nghệ sĩ cho rằng không đúng và họ không đồng tình vì nó "đã làm giảm nhẹ thiệt hại, gây hiểu nhầm tai hại cho công chúng".

"Bản gốc chứ không phải chỉ là bản sao"

Trong đơn, các nghệ sĩ phân tích, những bản phim dương bản gốc (positive) bị hỏng ở Hãng phim truyện Việt Nam là một trong hai bản duy nhất còn lại của những bộ phim cũ, kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam. 

Một bản khác đang được lưu giữ tại Viện Phim (với mục đích lưu chiểu). Trong điện ảnh, bản positive (dương bản) này chính là bản gốc, là tác phẩm hoàn chỉnh, để được trình chiếu cho công chúng, chứ không phải là bản sao.

Để in lại bản phim dương bản gốc mới hoặc số hóa chúng là rất phức tạp và đòi hỏi kinh phí cao, đặc biệt là khi phải phục chế các bản phim negative (âm bản) gốc đã cũ.

Các bản negative này theo thời gian đều sẽ xuống cấp và bắt buộc phải được phục chế trước khi in. Đây là một quá trình cần công nghệ và tay nghề người thực hiện rất cao, trên thế giới cũng không có nhiều cơ sở có khả năng phục chế và số hóa phim đạt chuẩn quốc tế.

Vì vậy các nghệ sĩ cho rằng việc Vivaso làm hỏng một trong 2 bản gốc của 300 bộ phim ở Hãng phim truyện Việt Nam do sự vô trách nhiệm, thiếu hiểu biết về nghề nghiệp điện ảnh đã gây tổn thất "rất nghiêm trọng" cả về giá trị vật chất lẫn tinh thần.

Các nghệ sĩ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có những nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc, chuyên sâu, xác đáng về thiệt hại của việc 300 bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt Nam được các nghệ sĩ đánh giá "là di sản văn hóa của cả dân tộc" nhưng bị làm hỏng.

Bộ phải công khai, minh bạch thiệt hại này để Vivaso có phương án đền bù thiệt hại.

Các nghệ sĩ cũng kiến nghị phương án đền bù thiệt hại "đơn giản nhất là Vivaso, bằng cách nào đó, phải in lại toàn bộ các bản phim bị hỏng theo đúng tiêu chuẩn quốc tế của các bản phim positive gốc và chuyển lại cho Chính phủ quản lý".

Hiện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chưa có phản hồi về đơn kiến nghị của các nghệ sĩ do chỉ mới vừa nhận đơn.

Một đại diện từ Vụ Kế hoạch tài chính cho biết bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đang giao các đơn vị liên quan cùng tìm hiểu để có câu trả lời sớm tới các nghệ sĩ.

"Tài sản vô giá cần bảo vệ"

Biên kịch Trịnh Thanh Nhã

Biên kịch Trịnh Thanh Nhã

Trả lời Tuổi Trẻ Online, biên kịch Trịnh Thanh Nhã - người từng làm việc tại Hãng phim truyện Việt Nam và đã về hưu - khẳng định nội dung đơn kiến nghị là nguyện vọng chung của nhiều nghệ sĩ trong ngành điện ảnh.

Bà Trịnh Thanh Nhã cho rằng đáng ra sẽ có nhiều người ký tên vào lá đơn hơn nếu một số nghệ sĩ không bận đi xa làm phim, và một số người (như chị) đã về hưu.

19 nghệ sĩ ký tên vào đơn kiến nghị đều là những nhân sự đang công tác nên sự việc tại Hãng phim truyện Việt Nam có ảnh hưởng lớn đến công việc, sự nghiệp của họ.

Nữ biên kịch khẳng định gần 300 bộ phim được lưu trữ tại trụ sở số 4 Thụy Khuê (Hà Nội) của Hãng phim truyện Việt Nam là "tài sản vô giá cần bảo vệ".

Điều này cũng ảnh hưởng đến việc đánh giá thương hiệu của hãng. Chị mong rằng tài sản công sẽ được bảo vệ để không làm mai một những thước phim di sản quý giá của điện ảnh nhà nước.

MI LY

Phó thủ tướng Lê Minh Khái: Giải quyết dứt điểm vụ cổ phần hóa ở Hãng phim truyện Việt Nam

Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Thanh tra Chính phủ tiến hành kiểm tra ngay việc thực hiện kết luận thanh tra về công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam để giải quyết dứt điểm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar