06/10/2020 13:54 GMT+7

Các hãng dược Mỹ chật vật vượt định kiến, kêu gọi người gốc Phi tham gia thử vắcxin COVID-19

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Thái độ nghi ngại của người Mỹ gốc Phi đối với thử các loại vắcxin COVID-19 được cho là xuất phát từ hàng thập kỷ bị lạm dụng trong công đồng y dược.

Các hãng dược Mỹ chật vật vượt định kiến, kêu gọi người gốc Phi tham gia thử vắcxin COVID-19 - Ảnh 1.

Thái độ nghi ngại này được cho là xuất phát từ hàng thập kỷ bị lạm dụng trong công đồng y dược của người gốc Phi - Ảnh: AP

Vào tháng 9, bà Tina Pollard, một người phụ nữ gốc Phi 52 tuổi, và chồng đã dương tính với COVID-19. Đối với Pollard, hậu quả từ căn bệnh này đã "thay đổi cuộc sống của bà hoàn toàn".

Mặc dù vẫn tiếp tục chịu đựng những triệu chứng như nhức đầu, cảm sốt, ho và thở dốc, bà Pollard nói với Business Insider rằng bản thân không muốn tham gia thử nghiệm vắcxin COVID-19.

"Cho đến khi tôi biết chắc ai đó nhìn giống tôi, có khả năng đối mặt với những vấn đề sức khỏe như tôi, đã thử vắcxin, tôi mới cân nhắc việc này. Còn bây giờ, tôi không muốn đưa bất cứ thứ gì vào người mà chưa biết nó có tác dụng hay không", bà Pollard nói.

Theo Business Insider, số người người Mỹ gốc Phi tử vong vì COVID-19 đang rất cao. Các quan chức y tế tại Mỹ cho rằng vấn đề nằm ở bệnh nền.

Tuy nhiên, một số thành viên trong cộng đồng người gốc Phi tỏ ra nghi hoặc đối với các loại vắcxin. Thái độ nghi ngại này được cho là xuất phát từ hàng thập kỷ bị lạm dụng trong công đồng y dược của người gốc Phi.

Sự dè dặt được thể hiện rõ rệt trong giai đoạn thứ 3 của thử nghiệm lâm sàng đối với vắcxin COVID-19. Giai đoạn này đòi hỏi một số lượng rất lớn tình nguyện viên tham gia để xác định tính hiệu quả của vắcxin.

Thế giới hiện có 176 loại vắcxin COVID-19 đang được phát triển và chỉ tầm một chục trong đó đã tiến tới giai đoạn 3.

Việc phân tích theo nhân khẩu học của tất cả thử nghiệm vẫn chưa được công bố. Dù vậy, ít nhất 2 hãng dược đã cho biết họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự đa dạng chủng tộc trong số những tình nguyện viên.

Hôm 28-9, hãng dược Pfizer cho biết chỉ 9% trong số người tham gia thử nghiệm vắcxin COVID-19 của họ tại Mỹ là người gốc Phi.

Hãng dược Moderna, nơi đang phát triển một loại vắcxin khác cùng Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ (NIAID), cũng đang nỗ lực để lấp đầy khoảng cách này. Hãng đã công bố phân tích chủng tộc của một nghiên cứu có 30.000 người tham gia của mình. Tính đến tuần cuối cùng của tháng 8, người Mỹ gốc Phi chỉ chiếm 9% số người đăng ký. Cho đến cuối tháng 9, con số này đã tăng lên 30%.

Theo Business Insider, người Mỹ gốc Phi ít tham gia các cuộc thử nghiệm như trên vì nghi ngại đối với giới y bác sĩ.

Cộng đồng này đã bị ép buộc trở thành người bị thí nghiệm trong thời kỳ nô lệ. Điển hình là trường hợp của bác sĩ James Marion Sims, người đã thực hiện các thí nghiệm sức khỏe sinh sản trên người của các nô lệ nữ mà không dùng chất gây tê.

"Điều đầu tiên và trước nhất bạn phải hiểu về ý nghĩa lịch sử cùng trải nghiệm của người Mỹ gốc Phi về vấn đề y dược. Tôi cho rằng người Mỹ gốc Phi không tin vào một hệ thống y tế thiếu tin cậy vì đó là trải nghiệm của quá nhiều người như họ tại đất nước này", bác sĩ Ala Stanford - người thành lập Tổ chức Bác sĩ gốc Phi COVID-19, giải thích.

Người tham gia thử nghiệm vắcxin COVID-19 của Moderna và Pfizer gặp tác dụng phụ nặng

TTO - Đài CNBC (Mỹ) ngày 5-10 đưa tin 5 ứng viên thử nghiệm vắcxin COVID-19 của Moderna và Pfizer đã gặp phải một số tác dụng phụ nặng, bao gồm sốt cao, đau váng đầu, ớn lạnh và mệt mỏi.

NGUYÊN HẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ đã tăng vốn gấp 15 lần và nhiều lần thay đổi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu.

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

Để ứng phó với biến chủng Omicron XEC, Sở Y tế TP.HCM đề nghị cơ sở khám chữa bệnh tăng cường giám sát, tuân thủ đeo khẩu trang đối với toàn bộ người ra vào bệnh viện.

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Nghiên cứu mới của Đại học Oxford cho thấy chỉ với 7.000 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc 13 loại ung thư có thể giảm đáng kể.

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Nghiên cứu mới cho thấy một thiết bị nấu bếp quen thuộc đang làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư, đặc biệt ở trẻ em.

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar