20/10/2023 07:35 GMT+7

Cà phê, uống bao nhiêu là đủ và đảm bảo sức khỏe?

Nhiều người thường có thói quen uống 1 ly cà phê để tỉnh táo, tăng khả năng tập trung, giảm mệt mỏi và có cảm giác tràn trề năng lượng. Sự thật có như bạn nghĩ?


Thời gian bán hủy (thời gian để giảm một nửa lượng caffeine trong máu) của caffein dao động 5-9 giờ. Vì vậy, không nên sử dụng caffeine gần giờ đi ngủ vì có thể khiến bạn khó vào giấc.

Thời gian bán hủy (thời gian để giảm một nửa lượng caffeine trong máu) của caffein dao động 5-9 giờ. Vì vậy, không nên sử dụng caffeine gần giờ đi ngủ vì có thể khiến bạn khó vào giấc.

Adenosin là một hợp chất tham gia vào chu kỳ thức - ngủ của chúng ta. Khi cơ thể hoạt động hoặc làm việc càng nhiều, lượng adenosin càng cao và ngược lại. Adenosin sẽ liên kết với thụ thể của nó trên tế bào thần kinh và làm tế bào hoạt động chậm lại, khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.

Caffeine sẽ cạnh tranh với adenosin để gắn lên thụ thể của adenosin gây tác dụng ngược lại, khiến chúng ta tỉnh táo. Về bản chất, caffeine không tạo ra năng lượng, mà chúng giúp chúng ta có cảm giác không buồn ngủ. Sau một thời gian, caffeine bị phân hủy và lại nhường "sân khấu" cho adenosin, khiến bạn buồn ngủ trở lại.

Vậy, bạn có thể dùng caffeine để giúp tỉnh táo, tăng năng suất và hiệu quả công việc, nhưng đừng quên bù đắp cho cơ thể bằng một giấc ngủ ngon và một bữa ăn đủ dinh dưỡng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 1 người trưởng thành khỏe mạnh không nên dùng quá 400mg caffeine/ngày, thanh thiếu niên không nên dùng quá 100mg/ngày.

Dấu hiệu nào cho biết bạn dùng quá nhiều caffeine?

- Lo lắng, căng thẳng

- Nhịp tim nhanh, huyết áp tăng

- Đau đầu, chóng mặt, run tay chân

- Khó ngủ, mất ngủ, giấc ngủ không sâu

- Buồn nôn, ợ chua, viêm loét dạ dày

- Tiểu nhiều, tiểu đêm

- Giảm cân

- Nghiện caffeine, cai nghiện khó khăn

- Giảm sức đề kháng với stress

- Giảm ham muốn tình dục

- Loãng xương

Mang bầu có nên dùng caffeine?

Caffeine có lưu hành trong máu và đi qua nhau thai, gây tăng chuyển hóa và nhịp tim thai. Nếu người mẹ mang thai dùng quá nhiều caffeine có thể khiến thai nhi chậm phát triển và tăng nguy cơ sẩy thai. Nếu muốn, bạn nên hạn chế dùng caffeine, tối đa 200-300mg/ngày nếu dự định có thai hoặc đang trong thai kỳ.

Caffeine không chỉ có trong cà phê, mà còn có trong trà, sô cô la, nước ngọt. Vì vậy nếu muốn tính đúng lượng caffeine tiêu thụ, bạn nên tính trong toàn bộ thực phẩm mà bạn sử dụng.

Cà phê, uống bao nhiêu là đủ và đảm bảo sức khỏe? - Ảnh 2.

Một số thực phẩm và lượng caffeine mà bạn có thể tham khảo như sau:

- Cà phê: Một ly cà phê pha máy có thể chứa 60 - 120mg caffeine, tùy thuộc vào loại cà phê và cách pha.

- Trà: Một ly trà đen có thể chứa 25 - 50mg caffeine, trong khi trà xanh có 15 - 30mg caffeine. Trà oolong và trà trắng cũng có chứa caffeine nhưng ít hơn.

- Sô cô la: Một thanh sô cô la đen (28g) có thể chứa 10 - 20mg caffeine, trong khi sô cô la sữa chỉ có khoảng 5mg caffeine. Sô cô la trắng không chứa caffeine.

- Nước ngọt: Một lon nước ngọt có gas (355ml) có khoảng 35 - 40mg caffeine.

Nước tăng lực: Một lon 250ml có khoảng 80mg caffeine. Ngoài ra, nước tăng lực còn chứa nhiều thành phần khác như taurine, guarana hay ginseng.

- Thuốc giảm đau: Một viên thuốc giảm đau thông thường có thể chứa 30 - 65mg caffeine, tùy thuộc vào loại thuốc và liều lượng. Caffeine được cho là có thể tăng hiệu quả của thuốc giảm đau bằng cách giúp thuốc hấp thu nhanh hơn và làm giãn mạch máu.

- Thực phẩm bổ sung: Một số loại thực phẩm bổ sung như viên uống, bột hoặc thanh dẻo có thể chứa caffeine để tăng cường năng lượng và sự chú ý. Lượng caffeine trong các sản phẩm này có thể dao động từ 50 đến 300mg mỗi khẩu phần.

- Hạt: Một số loại hạt như hạt cola, hạt guarana hay hạt mate có chứa caffeine và được sử dụng làm nguyên liệu cho các loại đồ uống hoặc bánh kẹo. Lượng caffeine trong các loại hạt này có thể cao hơn cả cà phê.

- Kem: Một số loại kem như kem cà phê, kem mocha hay kem sô cô la có thể chứa một lượng nhỏ caffeine, khoảng 2 - 10mg mỗi ly kem (120 ml).

- Bánh quy: Một số loại bánh quy như bánh quy sô cô la, bánh quy cà phê hay bánh quy matcha có thể chứa một lượng nhỏ caffeine, khoảng 1 - 5mg mỗi chiếc bánh.

YouTuber hàng đầu thế giới ‘mê mệt’ cà phê Việt

'Một ngày của bạn sẽ chẳng thể trọn vẹn nếu thiếu một ly cà phê Việt', Sonny Side - YouTuber hàng đầu người Mỹ sở hữu hơn 10 triệu người theo dõi - nhấn mạnh trong một video trên kênh của mình.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar