15/11/2019 10:29 GMT+7

Ca khúc trước 1975: Tâm tư cần cởi bỏ

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Những phát biểu mới đây liên quan tới câu chuyện quản lý ca khúc trước 1975 đang khiến dư luận chú ý, nhất là khi dự thảo nghị định mới thay thế nghị định 79 đã đạt được những tiến bộ là xóa bỏ khái niệm ca khúc trước 1975.

Ca khúc trước 1975: Tâm tư cần cởi bỏ - Ảnh 1.

Ngô Trung Quang song ca cùng Phương Mỹ Chi ca khúc Con đường xưa em đi (sáng tác: Châu Kỳ - Hồ Đình Phương) trong đêm chung kết Thần tượng Bolero 2016. Ca khúc này cùng Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh - Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An) từng bị đề nghị dừng lưu hành, gây ra tranh luận dữ dội - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Kết quả bước đầu này cũng phải tốn quá nhiều thời gian và tâm sức xã hội mới có được.

"Một hướng quản lý tiến bộ"

Quá trình xây dựng nghị định thay thế nghị định 79 về hoạt động nghệ thuật biểu diễn kéo dài hàng năm trời và đang đi tới những bước cuối cùng. 

Rất nhiều đợt lấy ý kiến và những tranh luận được đưa ra trên báo chí, cùng thực tiễn những bất cập trong quản lý nghệ thuật biểu diễn gần đây đã đưa tới nhiều đổi mới tiến bộ trong bản dự thảo nghị định, bước đầu làm hài lòng nghệ sĩ, công chúng và cả doanh nghiệp. 

Trong đó, một điểm mới trong bản dự thảo được dư luận đánh giá cao đó là bỏ các quy định quản lý riêng với ca khúc trước 1975.

Chia sẻ cùng Tuổi Trẻ về câu chuyện này với tư cách người làm chuyên môn về quản lý văn hóa, từng có nhiều năm làm việc tại Bộ VH-TT&DL và đang là phó chủ tịch Hội đồng Lý luận văn học nghệ thuật trung ương, TSKH Phan Đình Tân cho rằng ca khúc trước 1975 hay ca khúc ở bất cứ giai đoạn nào cũng có ca khúc lành mạnh, tích cực, có tính nghệ thuật cao; nhưng đồng thời vẫn có những ca khúc trượt sang thái cực bên kia.

Theo ông, vì vậy việc quản lý là cần thiết, nhưng cả hai cách từng được nêu ra là công bố danh sách ca khúc trước 1975 được phép phổ biến hay đưa ra danh sách ca khúc bị cấm đều có những bất cập, khiến việc quản lý bị rơi vào thế bị động, lại gây những nỗi niềm, những bức xúc không đáng có. 

Do đó, dự thảo nghị định mới thay thế nghị định 79 đang được xây dựng theo hướng không có quy định riêng với ca khúc trước 1975, cùng với việc đưa ra những điều cấm mà các ca khúc đều phải tuân thủ như nhau là một hướng quản lý tiến bộ.

Ứng xử công bằng cho mọi ca khúc

Ông Phan Đình Tân nhận định rằng việc xóa bỏ khái niệm "ca khúc trước 1975" là cởi bỏ ranh giới phân biệt giữa các sáng tác nghệ thuật ở các thời điểm khác nhau, tất cả các ca khúc đều được đối xử công bằng như nhau, là một xu thế bình thường của quản lý văn hóa để tiến tới sự quản lý tiến bộ, văn minh. Đây là bước tiến trong quản lý, điều cần phải làm như lẽ bình thường chứ chưa cần phải viện dẫn tới chuyện hòa hợp hòa giải dân tộc.

Chuyện một số phát biểu có ý kiến khác về việc bỏ khái niệm ca khúc trước 1975 trong dự thảo nghị định thay thế nghị định 79 về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, ông Tân cho rằng các góp ý với tư cách một công dân, một nhà chuyên môn, họ có quyền có ý kiến. 

Còn trách nhiệm của nhà quản lý, cụ thể là Bộ VH-TT&DL đang được giao xây dựng nghị định này, là phải trân trọng mọi ý kiến đóng góp, đối thoại, giải đáp những ý kiến, lo lắng của mọi người cho rõ ngọn nguồn để tạo sự thống nhất tối đa có thể trong xã hội.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Quang Vinh - quyền cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo nghị định thay thế nghị định 79 - cho biết ban soạn thảo lắng nghe, trân trọng mọi ý kiến đóng góp cho bản dự thảo nghị định thay thế nghị định 79, nhưng kiên định với quan điểm ca khúc ở mọi thời điểm được công bằng như nhau; và pháp luật phục vụ cho số đông chứ không thể thỏa mãn được mọi người. Dẫu là ca khúc năm 1995, 2005 hay 2015... nếu cứ vi phạm những điều cấm thì đều không được phép phổ biến chứ không riêng ca khúc trước 1975.

Ông Vinh cho biết dự thảo tiếp tục được lấy ý kiến các địa phương trước khi trình lên bộ trưởng Bộ VH-TT&DL, sau đó tiếp tục đăng tải lên mạng để lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân trước khi trình lên Chính phủ. Vì vậy, mọi ý kiến đóng góp đều sẽ được lắng nghe và giải đáp.

Ca khúc trước 1975: Sao không lập danh sách cấm?

TTO - Câu chuyện bỏ khái niệm 'ca khúc trước 1975', bỏ cấp phép ca khúc và phân quyền cho địa phương quyết định tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Check-in đã đời cùng mèo ú Doraemon trước thềm movie 2025 ra mắt

Nhân dịp tròn 45 năm loạt phim điện ảnh Doraemon ra mắt, một sự kiện đặc biệt đang diễn ra tại trung tâm thương mại Vincom Landmark 81 (TP.HCM) từ ngày 17-5 đến 1-6, thu hút sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ mọi lứa tuổi.

Check-in đã đời cùng mèo ú Doraemon trước thềm movie 2025 ra mắt

Hàng chục ngàn người về chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Phật trong ngày đầu tiên

Ngày đầu tiên xá lợi Phật tôn trí tại chùa Tam Chúc, hàng chục ngàn người từ khắp mọi nơi đã về đây chiêm bái trong thành kính và trật tự.

Hàng chục ngàn người về chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Phật trong ngày đầu tiên

100 người viết sách thì chắc chắn có đến 99 người không vì mục đích kiếm tiền

Phát biểu tại talkshow 'Cuốn sách đầu tay, hành trình ai cũng có thể bắt đầu', doanh nhân Nhan Húc Quân nói bà quyết định viết sách là nhờ sự khích lệ ban đầu của người thân, chứ không tính toán khi ra sách phải bán được bao nhiêu.

100 người viết sách thì chắc chắn có đến 99 người không vì mục đích kiếm tiền

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Theo PGS.TS Trần Thị Mai, trong quá khứ, người phương Tây ví Sài Gòn còn lớn hơn Băng Cốc của Vương quốc Xiêm và không thua kém một số thành phố ở châu Âu. Vì vậy, họ đã từng quyết tâm xây dựng Sài Gòn thành một 'Paris thu nhỏ'.

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Nghệ sĩ Trinh Trinh vừa đăng trên trang cá nhân tiết mục dự thi của con trai cô, cháu Gia Khánh, thể hiện nhân vật Lý Thường Kiệt. Đây là nhân vật mà nghệ sĩ Kim Tử Long cũng mới vừa thể hiện dịp đại lễ 30-4.

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm 62 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, tại Việt Nam Quốc Tự.

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar