10/05/2023 14:07 GMT+7

Business Analyst (BA) là ai? Vị trí BA phụ trách những công việc gì? (phần 1)

Khái niệm về công việc của Business Analyst còn gây nhiều bối rối cho những bạn trẻ muốn theo đuổi công việc này. Để hiểu rõ Business Analyst là gì, bạn hãy cùng CareerBuilder khám phá ngay thông tin dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu nghề Business Analyst (BA) là gì?

(viết tắt BA) còn có tên gọi khác là chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Nhiệm vụ chính của Business Analyst là phân tích nhu cầu của khách hàng và phối hợp với nội bộ công ty để đưa ra phương án giải quyết phù hợp.

Bên cạnh đó, họ còn giúp đổi mới cách thức vận hành kinh doanh giữa các bộ phận để sử dụng tốt nhất nguồn lực đang có. Từ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu được chi phí hoạt động và phục vụ khách hàng tốt nhất.

Business Analyst (BA) là ai? Vị trí BA phụ trách những công việc gì? (phần 1) - Ảnh 1.

Việc làm Business Analyst đa dạng và đòi hỏi nhiều nghiệp vụ chuyên môn khác nhau - Ảnh: Internet

2. Các nghiệp vụ chuyên môn chính của BA

Công việc của Business Analyst là một phạm trù rộng lớn bao hàm nhiều chuyên môn và nghiệp vụ khác nhau. Trong đó, Business Analyst có ba chuyên môn chính sau đây.

2.1 Management Analyst (Chuyên gia phân tích quản lý)

Management Analyst là chuyên gia tư vấn các giải pháp quản lý hiệu quả cho doanh nghiệp. Họ giúp nhà quản lý phân tích các hoạt động và vấn đề đang có trong doanh nghiệp. Từ đó, họ có thể đề xuất các phương án cắt giảm các chi phí hoạt động không cần thiết và tăng hiệu suất kinh doanh cho tổ chức, công ty.

2.2 Systems Analyst (Chuyên viên phân tích hệ thống vận hành)

Systems Analyst còn được gọi là chuyên viên phân tích hệ thống. Nhiệm vụ của họ là kiểm tra hệ thống, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của một công ty và tìm ra cách cải thiện chúng. Công việc này đòi hỏi Systems Analyst phải có về kỹ thuật cao và hiểu biết rõ ràng về các phương thức kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.

2.3 Data Analyst (Chuyên gia phân tích dữ liệu)

Một chuyên gia Data Analyst sẽ có nhiệm vụ phân tích, thu thập và lưu trữ dữ liệu về doanh số bán hàng, nghiên cứu thị trường, logistics hoặc các hoạt động khác của doanh nghiệp.

Sau đó, họ sẽ áp dụng các kỹ năng chuyên môn để đảm bảo chất lượng và độ chính xác của dữ liệu đó. Dựa trên những dữ liệu đã sàng lọc, họ sẽ phân tích và trình bày dữ liệu đó một cách logic để giúp tổ chức đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn.

3. Học ngành gì để có thể làm Business Analyst?

Hiện tại, Business Analyst chưa có ngành học cụ thể tại các trường đại học ở Việt Nam. Do đó, khi bạn tìm kiếm Business Analyst cần học gì tại Việt Nam thì sẽ không có nhiều thông tin cụ thể. Tuy nhiên, nếu bạn muốn theo đuổi công việc này thì có thể học một trong các ngành dưới đây.

3.1 Ngành kinh tế

Nhiệm vụ chính của Business Analyst là cần phân tích các con số và thông tin liên quan đến lợi ích kinh tế, lợi nhuận của khách hàng hoặc công ty. Do đó, bạn sẽ cần trang bị kiến thức trong các nhóm ngành như quản trị kinh doanh, kiểm toán, tài chính, kế toán... Hiện tại, các trường đại học tại Việt Nam đều có các nhóm ngành kinh tế trên để bạn có thể theo học.

Trong quá trình học nhóm ngành này, bạn cũng nên đăng ký học thêm các khóa ngắn hạn về công nghệ thông tin để bổ trợ thêm kỹ năng cho công việc Business Analyst sau này.

3.2 Ngành công nghệ thông tin

Ngày nay, Business Analyst vận dụng khá nhiều kiến thức công nghệ thông tin để có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời đại số. Trong đó, Business Analyst cần phải đưa ra các giải pháp vận hành doanh nghiệp bằng phần mềm và bảo mật thông tin kinh doanh. Do vậy, để theo đuổi công việc này, bạn có thể theo học các ngành như khoa học máy tính, kỹ thuật phần mềm, truyền thông - mạng máy tính…

Business Analyst (BA) là ai? Vị trí BA phụ trách những công việc gì? (phần 1) - Ảnh 2.

Công việc của Business Analyst đòi hỏi nhiều kiến thức về công nghệ thông tin - Ảnh: Internet

Ngoài việc phát triển kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin, bạn cũng cần bổ sung thêm các kiến thức khác về quản trị kinh doanh, quản lý hệ thống,... và các cần thiết để giao tiếp hiệu quả. Đây là những kỹ năng và kiến thức quan trọng để giúp bạn có thể phát triển xa hơn trong nghề Business Analyst.

(Còn tiếp)

Vì sao tin tuyển dụng nên có thêm mô tả vị trí trong việc phát triển nhân sự?

Chỉ với việc bổ sung mô tả vị trí, tin tuyển dụng của bạn đã nâng tầm so với mặt bằng thị trường tuyển dụng. Nhưng làm thế nào để không bị nhầm lẫn thông tin này với mô tả công việc trong phát triển nhân sự?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Không cá nhân, tổ chức nào bao đậu, bao đi làm việc nước ngoài nhanh'

Đó là khẳng định của ông Đặng Huy Hồng - giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) - trong kỳ thi tiếng Hàn thuộc chương trình EPS lớn nhất trong năm 2025.

'Không cá nhân, tổ chức nào bao đậu, bao đi làm việc nước ngoài nhanh'

Đầy kinh nghiệm hoạt động vẫn trầy trật tìm việc làm

Không ít bạn trẻ ứng tuyển với bản CV dày đặc kinh nghiệm hoạt động từ làm dự án cho đến câu lạc bộ, song nhà tuyển dụng vẫn lắc đầu.

Đầy kinh nghiệm hoạt động vẫn trầy trật tìm việc làm

Hàn Quốc nới lỏng visa lao động, tăng cơ hội xuất khẩu lao động trẻ

Hàn Quốc sẽ nới lỏng điều kiện cấp visa chuyên biệt trong hai năm 2025 và 2026, đồng thời mở rộng khu vực.

Hàn Quốc nới lỏng visa lao động, tăng cơ hội xuất khẩu lao động trẻ

Vietnam Excellence 2025 vinh danh Viettel Group và những thương hiệu thu hút nhân tài

Chứng nhận Vietnam Excellence 2025 vừa công bố một loạt tên lãnh đạo, doanh nghiệp điển hình xuất sắc.

Vietnam Excellence 2025 vinh danh Viettel Group và những thương hiệu thu hút nhân tài

Lương 20 triệu cho người vừa ra trường được không?

Ngày hội tuyển dụng, việc làm 2025 do Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên (Thành Đoàn TP.HCM) tổ chức hôm 18-4 tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM.

Lương 20 triệu cho người vừa ra trường được không?

Các nhà bán lẻ, chuỗi cửa hàng 'săn' nhân sự dịp 30-4 và mùa hè

Các doanh nghiệp bán lẻ, chuỗi cửa hàng tiện lợi, trung tâm mua sắm lớn ở Hà Nội đang tăng tuyển dụng nhân sự, trong đó có nhiều vị trí làm bán thời gian cho sinh viên.

Các nhà bán lẻ, chuỗi cửa hàng 'săn' nhân sự dịp 30-4 và mùa hè
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar