16/08/2015 10:35 GMT+7

Buông ra 
mới nắm được

NGUYỄN VẠN PHÚ
NGUYỄN VẠN PHÚ

TT - Cái sai lầm của ngành giáo dục nước ta có lẽ bắt đầu từ suy nghĩ “biết tuốt” nên lúc nào cũng lo toan, ôm đồm, bao biện và làm hết mọi chuyện.

Nếu được góp ý cho Bộ GD-ĐT làm sao để giải quyết trọn vẹn những vấn đề nổi cộm của ngành giáo dục đang gây băn khoăn cho xã hội, chỉ xin nói một ý thôi: đó là bộ nên buông bỏ mong muốn ôm đồm hết mọi chuyện về mình, hãy lùi lại, tin tưởng ở năng lực chưa bao giờ được khai thác của các thành phần khác trong xã hội và để cuộc sống tự giải quyết các vấn đề nó đặt ra.

Sau khi đã tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông cho học sinh toàn quốc, Bộ GD-ĐT nên để các trường đại học xây dựng và thật sự triển khai phương án tuyển sinh riêng cho mỗi trường, trường nào chọn đủ sinh viên cho mình rồi thì cứ công bố rồi khóa sổ, để còn lo chuyện dạy và học.

Kinh nghiệm thế giới cho thấy các tiêu chí tuyển chọn sinh viên cho trường đâu chỉ dựa vào điểm số. Từng có những trường hợp những trường danh tiếng từ chối học sinh có điểm cao, thành tích học tập xuất sắc để chọn học sinh có điểm thi thấp hơn nhưng họ nghĩ phù hợp với họ hơn.

Nhiệm vụ của các trường đại học là cạnh tranh nhau giành học sinh xuất sắc về cho mình - thế thì cứ để họ quảng bá, tiếp thị, mời chào, công bố kết quả tuyển sớm nhất.

Từng trường đại học sẽ biết học sinh nào phù hợp với ngành nghề họ đào tạo nhất nên cứ để họ yêu cầu học sinh viết thư, viết luận, viết trình bày hay thậm chí phỏng vấn gặp gỡ trực tiếp. Chính cái đó sẽ giúp hai bên gặp nhau tốt nhất chứ không phải phần mềm thần diệu nào cả.

Biên soạn chương trình giáo dục phổ thông cũng nên thực hiện theo tinh thần lùi lại như thế. Nếu thật sự cầu thị muốn công luận đóng góp vào bản dự thảo chương trình, bộ nên làm gọn lại dự thảo, soạn ngay vào cái nội dung chương trình tổng thể đó.

Các phần như quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, định hướng, điều kiện thực hiện đâu phải là chương trình, cứ đưa vào phụ lục, ai muốn hiểu dự thảo được biên soạn trên các nền tảng nào thì mới vào đọc.

Phải xem các phần này là chuyện bếp núc của nội bộ các chuyên gia. Công luận chỉ cần biết chúng ta muốn đổi mới chương trình như thế nào, khác gì so với hiện nay và hình hài chương trình có làm được chuyện đó không.

Lấy ví dụ, ai cũng thấy chương trình hiện nay nặng hướng từ chương trong khi học sinh lại thụ động, lười suy nghĩ. Vậy để nhấn mạnh tính sáng tạo, độc lập trong suy nghĩ thì chương trình làm gì, thể hiện như thế nào? Đọc bản dự thảo hiện nay đố mà thấy được điều đó.

Như hiện nay, mọi người, kể cả các thầy cô giáo sẽ bị lạc trong một rừng từ ngữ rậm rịt của bản dự thảo và chỉ còn chú ý để các điểm phụ nhưng quan trọng với họ như áp dụng dạy tích hợp liệu họ có bị thất nghiệp không!

Người ta cũng sẽ bị dội ngược vì các cụm từ như “phân hóa trong - phân hóa vi mô” hay “phân hóa ngoài - phân hóa vĩ mô” rồi tích hợp đủ kiểu nên khó lòng kỳ vọng nhiều người đóng góp cho bản dự thảo hay tài liệu hỏi đáp đi kèm vừa được công bố.

Không biết từ đâu ra mà đang phổ biến một suy nghĩ: bộ trưởng là người toàn năng, chuyện gì cũng biết hết, chuyện gì cũng chỉ đạo được hết. Thật ra bộ trưởng là người đứng đầu bộ máy quản lý hành chính, chỉ rành những chuyện hành chính, rành các vấn đề chuyên môn liên quan đến quản lý nhà nước. Chuyện hiểu tâm lý, sinh lý học sinh để từ đó định hình phong cách giảng dạy, tiếp xúc, gần gũi học sinh là chuyện của từng thầy cô, bộ trưởng làm sao rành rẽ bằng?

Cái sai lầm của ngành giáo dục nước ta có lẽ bắt đầu từ suy nghĩ “biết tuốt” như thế nên lúc nào cũng lo toan, ôm đồm, bao biện và làm hết mọi chuyện.

NGUYỄN VẠN PHÚ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Chỉ hai ngày sau khi nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, người giàu nhất Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Hai huyện U Minh và Phú Tân (Cà Mau) cho các đại biểu HĐND và lãnh đạo chủ chốt ban, ngành huyện đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo và Phú Quốc trước ngày giải thể cấp huyện.

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Để có một nền công nghiệp giải trí thực sự, chúng ta cần có một chiến lược bài bản về đào tạo con người cho nền công nghiệp đặc thù này.

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Chống hàng giả, cần điểm ngay từ 'yếu huyệt'

Hàng giả, hàng gian gây bức xúc đã từ lâu, nay nóng lên khi cơ quan chức năng vừa khởi tố nhiều vụ gây chấn động.

Chống hàng giả, cần điểm ngay từ 'yếu huyệt'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar