12/12/2021 12:35 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bùng nổ hàng loạt 'thuyết âm mưu' xoay quanh biến thể Omicron

GIA MINH
GIA MINH

TTO - Khi các nhà khoa học đang chạy đua để giải mã biến thể Omicron, hàng loạt thuyết âm mưu đã 'nhanh chân' chen vào các diễn đàn cộng đồng bằng những thông tin sai lệch.

Bùng nổ hàng loạt thuyết âm mưu xoay quanh biến thể Omicron - Ảnh 1.

Hàng loạt thuyết âm mưu về biến thể Omicron xuất hiện gây ra thông tin sai lệch - Ảnh: USA TODAY

Theo điều tra của báo Washington Post, vào tháng 7, trên mạng xã hội xuất hiện một video giả nhằm mục đích hiển thị lịch trình khi nào các biến thể của virus SARS-CoV-2 sẽ được "tung ra". 

Để tăng thêm độ tin cậy cho người xem, video có gắn các biểu tượng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). Video này thu hút hàng nghìn lượt thích trên Twitter và Instagram.

Tuy nhiên, sự thật là một nhóm người chống vắc xin đã tung ra video giả trên nhằm cố gắng chứng minh đại dịch được dàn dựng bởi các nhóm quyền lực. Nhóm người này nhấn mạnh các biến thể mới của COVID-19 đều nằm trong một kế hoạch mờ ám.

Đến cuối tháng 11, các nhà khoa học Nam Phi đã xác định được biến thể Omicron và cảnh báo rằng nó có số lượng đột biến cao. Các quan chức y tế công cộng trên khắp thế giới cảnh báo mọi người không nên vội vàng kết luận trước khi biến thể được nghiên cứu kỹ hơn.

Lúc này video giả trên được đăng tải lại trên các phương tiện truyền thông xã hội. Điều này đã tác động đến nhiều người dùng mạng xã hội khiến họ tin rằng Omicron chỉ là bước tiếp theo của một âm mưu toàn cầu.

First Draft, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên điều tra thông tin sai lệch, cho biết: "Hai tuần sau khi biến thể Omicron xuất hiện, một nhóm với hơn 1 triệu thành viên trên ứng dụng nhắn tin Telegram, có bài tuyên bố chính vắc xin đã gây ra biến thể Omicron". 

Một thuyết âm mưu khác cho rằng biến thể này đang được các chính phủ và công ty dược phẩm thúc đẩy với mục đích làm suy yếu ivermectin - một loại thuốc chống ký sinh trùng mà một số người cho rằng điều trị được COVID-19 ở châu Phi (chưa có cơ sở khoa học).

Khi Omicron lần đầu tiên được phát hiện, các chính phủ ở châu Âu và Bắc Mỹ đã phản ứng bằng cách hạn chế du lịch từ khu vực phía nam châu Phi.

Động thái này khiến quan chức ở các quốc gia châu Phi cho rằng hạn chế trên có thể tạo ra sự phân biệt đối xử. Một số người chống vắc xin lại dựa theo đó cho rằng biến thể Omicron là cái cớ để các chính phủ phân biệt chủng tộc, chặn nhập cư và du lịch từ các nước châu Phi.

Các dòng thông tin sai lệch mới nằm trong cuộc chiến kéo dài nhiều năm giữa các chính phủ và mạng truyền thông xã hội cùng người dân đang khát kiến ​​thức, sự thật. 

Bà Claire Wardle, giám đốc điều hành của First Draft, cho biết: "Đó là một ví dụ kinh điển. Khi bạn có một khoảng trống, nó sẽ được lấp đầy rất nhanh bởi những người theo thuyết âm mưu".

Hong Kong chuyển mẫu Omicron nuôi cấy cho Trung Quốc

TTO - Các nhà khoa học thuộc Đại học Hong Kong đã chuyển mẫu Omicron cho CDC Trung Quốc và Viện Kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh do virus chưa đầy 2 tuần sau khi phân lập và nuôi cấy thành công.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Một bài đăng giả mạo, gán cho ông Trump những lời lẽ miệt thị Thủ tướng Úc Anthony Albanese, đã lan rộng trên mạng xã hội nhưng sau đó bị vạch trần là trò lừa dàn dựng tinh vi.

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Một bức ảnh lan truyền ghi lại cảnh chiếc xe tải của Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ ở thời điểm căng thẳng leo thang giữa hai nước đã gây xôn xao các trang mạng xã hội.

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Sự thật về video ông Trump nói 'tài nguyên châu Phi thuộc về Mỹ'

Theo Hãng tin AFP, đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy ông Trump tuyên bố "tài nguyên châu Phi thuộc về Mỹ" thực chất là tin giả.

Sự thật về video ông Trump nói 'tài nguyên châu Phi thuộc về Mỹ'

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Thông tin nói rằng cụm từ "AstraZeneca" được dịch thành "con đường tới cái chết" trên Google Dịch đang lan truyền rộng rãi, nhưng các nhà ngôn ngữ học khẳng định đây chỉ là tin đồn thêu dệt.

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Luôn phải cảnh giác khi bị thúc giục chuyển tiền, nhận link chuyển khoản

Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, không truy cập và đăng nhập thông tin tài khoản ngân hàng hoặc thông tin thẻ tín dụng tại bất kỳ đường link theo yêu cầu qua điện thoại, tin nhắn hoặc email không rõ nguồn gốc.

Luôn phải cảnh giác khi bị thúc giục chuyển tiền, nhận link chuyển khoản

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Đoạn video xúc động về cựu binh Thế chiến 2 hát tưởng nhớ người bạn gây sốt mạng xã hội Mỹ, nhưng đây thực chất lại chỉ là sản phẩm dàn dựng bằng công nghệ AI tinh vi.

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar