10/03/2025 10:58 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bún bò 'treo' ở xứ sương mù

Hơn bốn tháng nay, quán bún bò của vợ chồng anh Trần Tuấn (46 tuổi) treo tấm bảng nhỏ, đề Bún bò treo.

Bún bò 'treo' ở xứ sương mù - Ảnh 1.

Mô hình bún “treo” của quán bún bò anh Trần Tuấn nhằm giúp đỡ người khó khăn - Ảnh: YẾN TRINH

Trời chiều lạnh se sắt, một bà cụ 71 tuổi tóc bạc phơ dừng chân trước quán bún bò Huế O Hương trên đường Nguyễn Công Trứ (TP Bảo Lộc, Lâm Đồng).

Ngại ngần bà hỏi ở đây có bún "treo" phải không, chị nhân viên vui vẻ mời bà ngồi và lát sau tô bún nóng hổi được bưng ra.

Hơn bốn tháng nay, quán bún bò của vợ chồng anh Trần Tuấn (46 tuổi) treo tấm bảng nhỏ, đề "Bún bò treo. Hôm nay có... tô, còn... tô. Bạn chia sẻ bằng cách treo một vài tô bún tại quán để giúp đỡ người khó khăn được ăn một tô bún ngon".

Trong đó, ô số được dán keo để linh hoạt cập nhật số lượng tô, như hôm nay số tô còn "treo" là 40.

Giúp bà con ăn tô bún ngon

Nhìn theo bà cụ tất tả rời đi, anh Tuấn chia sẻ rằng vợ chồng anh mở quán bún ở TP này từ tháng 8-2022, khi vừa hết dịch COVID-19. Với tấm lòng thiện, anh hay quan sát và thương cảm hoàn cảnh bà con lao động nghèo. 

"Tôi coi những clip mô hình quán ăn treo ở nước ngoài, như ở Ý, thấy hay và ý nghĩa nên nghĩ sao mình không thử làm như vậy. Tôi bàn với vợ rồi từ tháng 10-2024, chúng tôi bắt đầu để bảng bún treo và đăng một clip ngắn lên TikTok, Facebook để nhiều người biết hơn", anh kể.

Đầu tiên, quán bỏ ra số lượng tô "treo" là 30. Sau đó khách hàng ghé ăn bún thấy tấm bảng, biết đến và truyền tai nhau. Khách muốn "treo" tặng sẽ gửi thêm tiền một tô, hoặc nhiều tô. 

Anh chỉ lấy chi phí bún treo là 30.000 đồng/tô, nhưng với chất lượng của tô thông thường quán bán là 40.000 đồng. 

Anh Tuấn nhớ lại, ngày đầu có ba cô chú ghé ăn bún treo, có những ngày 6-7 người ghé. Đó là những người bán vé số, mua ve chai tần tảo.

"Ban đầu, mọi người cũng ngại vì miễn phí. Nhưng chúng tôi giải thích bún này không phải là quán tặng, mà là của khách hàng tặng lại cho quán, để quán chia sẻ cho bà con khó khăn, mong bà con đừng có ngại", anh kể. Tuy nhiên có những gương mặt vẫn in nét ngại ngùng, anh thuyết phục một hồi bà con mới xuôi xuôi ngồi ăn.

Khi anh Tuấn đang trò chuyện với chúng tôi, một cô gái trẻ gọi tính tiền và tặng lại hai tô. Cô cho biết mình tên Minh Vy, lên Bảo Lộc du lịch tình cờ ghé quán và thấy mô hình thiết thực nên góp chút tấm lòng. 

"Ở TP.HCM cũng có cơm treo tương tự như vầy. Mong là sẽ có thêm nhiều quán có mô hình này để giúp đỡ người khó khăn...", Vy chia sẻ.

Những khoảnh khắc xúc động

Bún bò 'treo' ở xứ sương mù - Ảnh 3.

Anh Trần Tuấn thấy vui khi giúp bà con khó khăn ăn tô bún ngon miễn phí - Ảnh: YẾN TRINH

Làm việc tốt, nhiều khoảnh khắc khiến vợ chồng anh xúc động. Có lần một cụ già bán vé số ăn xong chắp tay cảm ơn, rơm rớm nói "chưa bao giờ ăn tô bún ngon như vậy" khiến anh vừa ngại vừa cảm động. Anh vội đỡ tay cụ và nói rằng đây chỉ là việc rất nhỏ, dặn cụ bữa sau nhớ ghé lại.

Cảm nhận được lòng tốt của chủ quán và những vị khách đã "treo" bún, một số bà con sau lần đầu đã ghé lại, ngồi ăn vui vẻ mà không có cảm giác miễn phí. 

"Có một cụ bà hơn 80 tuổi bán vé số hay ghé ăn. Thương lắm. Bà hỏi tôi là Mai mốt ghé ăn nữa được không chú. Tôi nói Bà yên tâm cứ ghé đây với tụi con. Bà nói là bà biết cuối tuần quán rất đông, quá bận rộn nên ghé vào ngày trong tuần thôi, vậy cho khỏi chộn rộn quán", anh bộc bạch.

Điều anh bất ngờ là khá nhiều khách hàng sau khi ăn, tò mò hỏi về chương trình và vui vẻ gửi tiền tặng khi một, hai tô, khi nhiều hơn. Họ lặng lẽ làm việc tốt như vậy, không nói gì về bản thân. 

"Hồi tôi mới gắn bảng bún treo được một tuần, có một chị ở TP.HCM đi cùng bạn bè ghé ăn ba tô, sau đó gửi tặng 10 tô. Tôi nhờ chị lấy ô in số tô dán vô bảng và xin quay đoạn clip làm kỷ niệm, nhưng chị lắc đầu nói Không có gì đâu mà", anh kể.

Theo anh, mỗi ngày đều đặn khách tặng lại khoảng 5 - 10 tô, còn khi nào hết nguồn tặng thì quán sẽ bỏ vào. Độ tuổi, ngành nghề của khách tặng cũng đa dạng. Anh kể có cháu học sinh lớp 8 sau khi ăn xong lễ phép hỏi và gửi tặng một tô.

Truyền cho con tinh thần giúp người

Hai con của vợ chồng anh Tuấn rất thích mô hình này của ba mẹ. Anh tâm sự đây cũng là một cách để nuôi dưỡng tình yêu thương cho các con, khi con thấy ba mẹ làm việc tốt sẽ hình thành thói quen san sẻ với người khác. Dù lu bu chuyện buôn bán, tự tay nấu bún, anh cho rằng tuy làm nhiều thứ vất vả nhưng trong lòng thấy vui. Anh nói ngoài giúp được người khác, anh chị mong để lại những điều tốt đẹp cho con cái.

Quê ở Huế trong gia đình năm anh chị em, học hết phổ thông, anh vào TP.HCM lập nghiệp. Những ngày vào TP, anh được các anh chị, bạn bè giúp đỡ tận tình, giới thiệu công việc làm ăn. Đó là nguồn cảm hứng để anh tiếp nối những việc tốt cho đời. 

"Bố mẹ tôi ngày xưa sống khổ cực, nhưng luôn chú ý giúp đỡ người khổ hơn mình. Giờ mình có chút khả năng thì tìm cách giúp đỡ người khác", anh trải lòng.

Mở cửa từ 6h mỗi ngày, anh cho biết bà con đến ăn bún "treo" cũng lai rai. Đây là nghề gia truyền mà các cô, các thím truyền lại cho vợ chồng anh. Gần 21h sắp đóng cửa, trong khi ba mẹ loay hoay dọn dẹp, bé út Trần Huỳnh Bảo Duy đem ô số 7 ra đưa cho ba cập nhật lên tấm bảng thành quán "có 87 tô, còn 40 tô".

Được ba nhờ, cậu bé hồn nhiên dán lên, nhoẻn nụ cười bẽn lẽn khi chúng tôi chụp lại khoảnh khắc dễ thương này. Anh kể những ngày đầu khi làm số tô để in ra, con hào hứng lắm, tíu tít phụ ba mẹ.

Bên ngoài trời đã lạnh hơn và người đã vãn, nhưng bên trong, sự ấm áp từ việc tốt của gia đình anh Tuấn khiến những vị khách còn lại thấy một ngày dài trôi qua thật nhẹ nhàng như câu thơ "Người yêu người, sống để yêu nhau" của nhà thơ Tố Hữu.

Việc nhỏ cho đời

Ngoài bún "treo", vợ chồng anh Trần Tuấn tham gia một số hoạt động thiện nguyện cùng nhóm bạn. Vào những tháng nắng gắt, quán anh đặt thùng nước đá miễn phí phía trước cho bà con đi đường ghé uống đỡ cơn khát. Thường vào những ngày rằm lớn, hai vợ chồng tổ chức tặng bánh mì cho bà con.

Trưởng thành ở đảo tiền tiêu: Tự hào màu áo quân y, tinh thần 'nhuộm' cứng cáp

Vượt ngàn sóng gió của biển khơi trở lại bờ sau khi hoàn thành nhiệm vụ, người quân y trẻ cảm thấy tự hào vì khoác áo lính, cấp cứu thành công cho người dân giữa muôn trùng khơi của Tổ quốc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giảm dọn phòng khách sạn, bớt chai nhựa, khách được tặng quà, thêm giờ

Ở Nhật, Hong Kong, Đài Loan, việc giảm dọn phòng khách sạn, giảm chai nhựa trong phòng..., khách được tặng quà, thêm giờ lưu trú. Còn ở ta?

Giảm dọn phòng khách sạn, bớt chai nhựa, khách được tặng quà, thêm giờ

'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Một khảo sát mới đây của Chính phủ Nhật Bản cho thấy hơn 1/3 người dân cảm thấy cô đơn cho dù chính phủ đã nỗ lực thực hiện các biện pháp.

'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Bữa ăn của người vợ nhìn mà thương

Phụ nữ lấy chồng tự dưng mất hết khẩu vị và sở thích ẩm thực riêng. Cái giỏ xách đi chợ toàn món chồng con thích.

Bữa ăn của người vợ nhìn mà thương

Gạt bỏ 7 điều này, bạn sẽ vô cùng hạnh phúc

Ai cũng luôn mong có cuộc sống bình an, mưu cầu hạnh phúc song có những thói quen vô tình khiến ta đang tự đánh mất hạnh phúc.

Gạt bỏ 7 điều này, bạn sẽ vô cùng hạnh phúc

Thời khó, ở ghép để tiết kiệm

Không ít sinh viên, bạn trẻ mới đi làm tại TP.HCM đã chọn cách ở ghép cùng người lạ để giảm bớt khoản chi ở khâu này.

Thời khó, ở ghép để tiết kiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar